“Em van anh, – Margarita khẩn khoản, – anh đừng nói thế. Sao anh lại
làm khổ em? Bởi vì anh biết đấy, em đã để cả cuộc đời em vào cuốn sách
của anh. – Margarita quay lại phía Voland, tiếp thêm: -Ðừng nghe anh ấy,
thưa messir, anh ấy đã quá đau khổ.”
“Nhưng cần phải viết về một cái gì đó chứ? – Voland nói. – Nếu như
anh đã nói hết về ông quan tổng trấn kia, thì cứ cho là hãy viết về cái gã
Aloyzi ấy.”
Nghệ Nhân mỉm cười.
“Cái đó thì Lavsionnikova sẽ không đăng, mà hơn nữa, nó chẳng hay
ho gì.”
“Thế anh sẽ sống bằng gì? Như vậy anh sẽ phải sống trong cảnh nghèo
khổ.”
“Sẵn lòng, sẵn lòng, – Nghệ Nhân đáp, rồi kéo Margarita lại bên mình,
ôm lấy vai nàng, nói thêm: -Rồi cô ấy sẽ hiểu ra và sẽ bỏ tôi đi.”
“Ta không nghĩ như vậy, – Voland nói qua kẽ răng, rồi tiếp: -Vậy là,
con người đã từng viết
nên câu chuyện về Ponti Pilat, giờ sẽ đi xuống nhà hầm với dự định
nằm cạnh ngọn đèn và chịu nghèo khổ.”
Margarita rời khỏi Nghệ Nhân và cất tiếng nói rất tha thiết:
“Tôi đã làm tất cả nhưng gì có thể, tôi đã nói thầm với anh ấy điều
quyến rũ nhất. Nhưng anh ấy đã từ chối.”
“Ðiều mà nàng nói thầm với anh ấy, ta biết, – Voland nói, – nhưng đó
chưa phải là điều quyến rũ nhất. Còn ta, ta nói với anh, – ông ta mỉm cười
với Nghệ Nhân, – cuốn tiểu thuyết của anh sẽ còn mang đến những điều bất
ngờ.”
“Ðiều đó thật đáng buồn”, – Nghệ Nhân đáp.
“Không, không, điều đó không đáng buồn, – Voland nói. – Sẽ không
còn gì đáng sợ nữa hết. Thôi nhé, Margarita Nikolaevna, tất cả đã được làm
xong. Nàng còn đòi hỏi gì đối với ta nữa không?”