thế, tôi mới có dịp đi lấy thêm đậu về”. Và ông ấy đến nhà máy đồ hộp mua
thêm đậu hộp.
Nhà máy đồ hộp cần thêm đậu để sản xuất, thế là họ tìm đến người nông
dân để mua thêm đậu. Người nông dân bán hết đậu cho nhà máy và tiếp tục
gieo trồng một mùa đậu khác. Không may chiếc máy kéo của người nông
dân bị hỏng vì đã qua quá nhiều mùa vụ. Người nông dân tìm đến người
bán máy kéo và mua một chiếc. Và bởi người bán máy kéo chỉ còn duy nhất
một chiếc nên ông ấy phải tới nhà máy sản xuất máy kéo và mua thêm vài
chiếc khác nữa.
Khi người bán máy kéo ký hợp đồng mua máy, vị giám đốc nhà máy vui
mừng nói: “Chúng tôi sẽ sản xuất thêm vì anh đã mua hết số máy còn lại
trong kho rồi”. Để có thể tiếp tục sản xuất, các phòng ban phải nhập thêm
nguyên liệu và các phụ kiện khác. Và thế là hàng trăm hợp đồng khác được
tiến hành... Tất cả những sự kiện đó, những thương vụ đó và những công
việc đó có được là nhờ một ngày nào đó, chính bạn đã thực hiện thành công
thương vụ của mình, anh bạn đồng nghiệp của tôi ạ!
ĐA SỐ NHỮNG NGƯỜI BÁN HÀNG LÀ NGƯỜI TỐT
Một câu hỏi có thể nảy ra trong đầu bạn một cách rất tự nhiên khi đọc tới
đây là: “Nếu những điều trên đều là sự thật, vậy tại sao nhiều người không
có thiện cảm với những người bán hàng đến vậy?” Theo ý kiến cá nhân tôi,
đó là do những người bán hàng kém chuyên nghiệp trong thời kỳ đầu đã
gây nhiều ấn tượng không mấy tốt đẹp về nghề này.
Thời đó, rất nhiều người cho rằng một người bán hàng “giỏi” là người có
thể khiến người khác mua một thứ gì đó mà họ không muốn, thậm chí tệ
hơn nữa là khiến họ mua một thứ gì đó mà họ chẳng bao giờ cần đến. Cho
đến nay, nhiều người vẫn không hiểu rằng một người bán hàng chuyên
nghiệp là một người cố vấn đích thực có thể chỉ ra các nhu cầu cho khách