hình thành kinh nghiêm cho riêng mình. Chính nhờ quá yêu nghề nên họ cố
tìm đủ mọi cách để... đấu trí với con cá, mà theo họ nó rất khôn ngoan đến
độ tinh ranh. Nếu mình không khôn khéo hơn chúng thì khó lòng.. câu được
chúng!
Tất nhiên, bước đầu họ cũng bị nếm nhiều thất bại, sáng vác cần đi chiều
cũng xách cái giỏ không về, nhưng rồi nghề dạy nghề, dần dần họ cũng
thành thạo và trở thành tay sát cá...
Ngay cái việc con cá ăn mồi không thôi cũng đủ làm cho ta... điên đầu. Thực
tế cho thấy hễ thấy phao động đậy là biết cá đến ăn mồi, nhưng không phải
trường hợp nào giật cần cũng tóm được cá! Chỉ khi trải qua nhiều kinh
nghiệm ta mới biết được rằng:
Thấy phao động đậy nhẹ là biết cá đang ăn mồi nhưng ngậm chưa sâu.
Thấy phao bị kéo trượt một khoản ngắn rồi ngay sau đó lại trở về nằm im ở
chỗ cũ là biết cá đã tha mồi nhưng rồi chê không ăn.
Thấy phao nhấp nhẹ lên xuống vài ba cái rồi nhưng sau đó lại nhấp nhẹ, đó
là cá nhỏ đang đến rỉa mồi.
Thấy phao chìm nhanh một cách đột ngột là biết cá lớn hay cá con quá đói
đang vồ vập miếng mồi.
Khi đã có kinh nghiêm về cách thức cá ăn mồi, ta mới biết đến cách giật cần
đúng lúc để có cá bỏ vào giỏ:
Hễ thấy phao chạy theo chiều nào thì ta giật cần theo chiều ngược lại là lưỡi
câu sẽ ghim vào miệng cá.
Hễ thấy phao chìm nhanh đột ngột thì không nên chần chữ, mà phải giật
nhanh theo chiều thẳng đứng.