Nếu thấy phao bị kéo trượt một khoảng ngắn rồi ngưng, nếu giật cần cũng
chỉ là cầu may vì con cá đó chỉ ngậm sơ miếng mồi rồi nhả.
Kinh nghiệm cũng giúp cho người đi câu biết cách giật cần:
Giật nhẹ quá, miếng mồi dễ vụt khỏi miệng cá.
Giật mạnh quá, cá dễ bị sứt mép và rơi tõm trở lại xuống nước.
Vì vậy, giật cần chỉ cần giật vừa phải, không nhẹ tay cũng không mạnh tay
mới được.
Và khi đã có kinh nghiệm trong nghề thì chỉ nhìn sơ qua thế nằm của cái
phao ra sao ta đã đón được vị trí của cái mồi bên dưới:
Nếu cái phao dựng đứng và nổi phân nửa trên mặt nước là biết cục mồi lơ
lửng trong nước chứ không chạm sát đáy.
Ngược lại, nếu thấy cái phao nổi nằm ngang trên mặt nước là biết cục mồi
câu đã chạm đáy.
Có biết được điều đó ta mới điều chỉnh cái phao sao cho thích hợp với cách
câu của mình. Điều chỉnh cái phao trên sợi nhợ câu là cả một nghệ thuật chứ
không phải việc dễ dàng. Thợ câu chuyên nghiệp phải tính toán chi li làm
sao cho cái phao “đặt” cục mồi ở vào tầng giữa hoặc tầng đáy, phù hợp với
tính ý ăn mồi của từng loài cá thì việc câu cá mới thành công như ý được.
Đó là mới chỉ nói kinh nghiệm về việc điều chỉnh cái phao trên sợi nhợ sao
cho phù hợp. Ngoài ra, thợ câu chuyên nghiệp còn rành rẽ đến những điều
khác nữa như cách tóm lưỡi ra sao, chọn mồi thích hợp cho từng loài cá như
thế nào... Chúng tôi sẽ trình bày tiếp mục này vào những trang sau.
BIẾT TẬP TÍNH CỦA CÁ: