Muốn trở thành tay sát cá, ai cũng phải tìm hiểu rõ tập tính của từng giống
cá mà mình thường câu như chúng thích đi lẻ từng con, bầy ít vài ba con hay
rồng rắn đi tìm mồi cả đàn đông đảo. Họ cũng tìm hiểu để biết những giống
cá nào nhút nhát, đa nghi, giống cá nào dạn dĩ, háu ăn...
Rồi giống cá nào thích ăn ở tầng đáy hoặc tầng giữa, tầng mặt? Những loại
cá nào thích ăn mồi thực vật, mồi động vật, và cụ thể đó là thứ mồi gì?
Giống cá nào chỉ thích ăn mồi tanh thối? ... Tất cả những điều đó, ai sống
với nghề đi câu càng thuộc hết nằm lòng, càng tốt.
Chỉ khi biết rõ được những đặc tính của từng giống cá, nhất là loại cá mình
thường câu, thì việc câu chúng sẽ không mấy khó khăn:
Như đi ăn theo bầy đàn với cá đồng thì có rô, sặt, trê, chốt... Còn với cá sông
thì có cá tra, chim trắng, chim đen, dứa, ngát... với cá có thói quen đi ăn theo
bầy đàn, hễ bắt gặp mồi thích khẩu thì chen chúc vào tranh cướp, vì vậy
người câu chúng mới được dịp may giật cần lia lịa; đến nỗi móc mồi không
kịp, cho đến khi cả bầy cá đó lần lược chui hết vô giỏ của mình mới thôi.
Như cá háu ăn thì có bống dừa, cá chốt, cá trê, chúng cũng ăn theo bầy đàn
và thấy mồi là nhào đến táp bạo. Nhiều khi câu hụt, thả cần xuống cá vẫn
mạnh dạn ăn mồi trở lại chứ không sợ hãi gì. Vì vậy, gặp đàn cá đông đảo là
người câu được dịp giật cần mỏi tay.
Còn cá có tính đa nghi là loài cá lóc. Chúng đa nghi vì chúng tinh khôn. Cá
lóc có hai giống: một là cá lóc đen (tên khoa học là Ophiocephalus striatus)
và hai là cá lóc bông (tên khoa học là Ophiocephalus micropeltes). Gọi là cá
lóc đen để phân biệt với cá lóc bông, chứ nó có nhiều tên gọi khác nhau như
cá sộp, cá lóc
. Cá lóc đen sinh sống ngoài đồng ruộng từ nam chí bắc nước
ta, nhưng cá lóc bông chỉ sống ở nhiều tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long
mà thôi. Hai giông cá này rất lớn con (lóc đen trọng lượng tối đa đến 7 kí,
còn lóc bông trọng lượng tối đa lên
đến 20 kí) và tinh khôn như nhau. Chúng
gặp mồi, dù rê đến tận miệng nhưng chưa kịp đớp ngay. Người thợ câu phải