Bạn nên nhớ, lội xuống sông rạch để tắm gần khu vực người ta đang câu là
chuyện không nên làm.
LUỒNG CÂU AI DỌN THÌ CHỈ NGƯỜI ẤY CÓ QUYỀN CÂU:
Dọn sạch một luồng câu để câu rê, câu nhắp là việc tốn rất nhiều cồng sức
và thời gian. Nếu nước chỉ sâu từ ngực trở xuống thì ta có thể ngâm mình
trong nước để tém dẹp sạch sẽ những thứ rong cỏ. Nếu gặp ao đầm quá sâu
thì phải dùng xuồng, và trong trường hợp này cần phải có vài ba người phụ
lực với nhau: kẻ chèo, người lo tém dẹp... Cờn thời gian để làm việc đó chắc
gì một buổi đã xong! Đó là chưa nói đến việc phải thường xuyên tới lui canh
giữ suốt cả tuần để cá sống dưới ao đầm đó được.. hoàn hồn lại vía!
Một lần dọn luồng câu như vậy tuy vất vả thật, nhưng có cái lợi là sử dụng
được nhiều lần, có khi cả tháng, đến khi đoán chừng không còn cá lớn dưới
đó mới thôi.
Dù ao đầm, bàu đó là của chung nhưng người đã bỏ công sức ra dọn luồng
câu vẫn được mọi người nhìn nhận nó thuộc quyền khai thác của riêng
người ấy! Người ngoài ngang nhiên đến rê cần trong luồng câu đó coi như
phạm luật chơi. Đó là chuyện người đi câu nào cũng biết đến.
Tuy biết vậy, nhưng bất cứ người bỏ công sức ra dọn luồng câu nào cũng lo
đề cao cảnh giác, lúc nào cũng canh giữ dể ngăn cản những người vì lòng
tham vô độ mà quên cả đạo lý làm người. Chỉ khi nào luồng câu đó không
còn sử dụng nữa thì bất cứ ai cũng có quyền được... câu hôi.
KHÔNG XIN MỒI CÂU, MƯỢN LƯỠI CÂU:
Xưa nay, người đi câu nào cũng sắm sửa cho mình đủ bộ đồ nghề để hành
nghề. Khi ra bãi câu, những thứ phải đem theo bên mình ngoài cần câu ra
còn có lon đựng mồi và hộp đựng lưỡi câu, để khi cần đến thì có sẵn mà
dùng.