NGHỆ THUẬT “CÂU” LIKE - Trang 132

Truy cập được còn phụ thuộc bạn có cân nhắc kỹ khi quyết định

bố trí nội dung của bạn sau trang đăng nhập hay không (và nếu
quyết định như vậy, bạn sẽ thu được thông tin gì). Hãy xem thêm
chương 13 để tham khảo các lời khuyên về việc yêu cầu độc giả đăng
ký khi truy cập vào nội dung của bạn.

Chia sẻ được

Tại sao bạn e-mail các bài báo cho bạn bè? Hay “Like” một bài

đăng trên Facebook? Hay chia sẻ các nội dung đến mạng lưới quan
hệ của bạn? Trong một nghiên cứu về các bài báo được e-mail nhiều
nhất trên tờ New York Times, các chuyên gia thuộc Đại học
Pennsylvania đã kết luận rằng độc giả thường muốn chia sẻ các tin
bài khiến họ cảm thấy nể phục.

Bên cạnh đó, họ còn nhận ra rằng những câu chuyện có thể đánh

thức cảm xúc của người đọc cũng được e-mail nhiều hơn, đồng thời
các tin bài mang tính tích cực cũng được chia sẻ nhiều hơn các bài
viết tiêu cực. Hơn nữa, theo các chuyên gia của Penn, các bài viết
dài thường thu hút hơn các bài viết ngắn (mặc dù họ cũng lý giải
rằng các bài viết dài thường xoáy sâu vào các chủ đề hấp dẫn
hơn.)

Những tin bài về các sự kiện gây sốc, như bài viết về đàn gà

được thả rong giữa đường phố New York, cũng thường xuyên được
lan truyền qua e-mail. Nhưng đối với những tin bài kéo dài mạch
cảm xúc từ kinh ngạc sang kính nể, hay như những chuyên gia của
Penn gọi là “cảm xúc tự siêu nghiệm, cảm giác vừa nể phục, vừa tôn
sùng khi bạn đối diện với điều gì đó lớn lao hơn cái tôi bản thân”,
đó chính là những nội dung được chia sẻ nhiều nhất. Khi diễn tả
sức ảnh hưởng của những bài viết xuất sắc như thế, các nhà
nghiên cứu đã gọi đó là quá trình “gợi mở và khai sáng tâm trí”.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.