NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO CỦA NGƯỜI CHÂU Á - Trang 13

Chương 2: PHẨM CHẤT CHUYÊN NGHIỆP CỦA
CÁC CEO CHUYÊN NGHIỆP

Cắt giảm việc làm là tên một trò game sau khi đồng baht Thái bị thả nổi năm
1997. Vào thời ấy, kinh tế suy sụp, sức mua giảm mạnh. Tình trạng ấy như
một áp lực đè nặng lên các nhà quản lý chuyên nghiệp làm bộc lộ lòng dũng
cảm đích thực của họ. Trong thời gian khủng hoảng, thậm chí các công ty lớn
có thể nhanh chóng sụp đổ nếu không có sự liên kết sức mạnh để vượt qua
khó khăn. Các chủ doanh nghiệp lo lắng cắt giảm chi phí đến mức thấp nhất
có thể. Người làm công thì trái lại, gắng kiếm được lợi nhuận và tiền lương
càng nhiều càng tốt. Mâu thuẫn lan rộng trong công ty, nơi mà “giới chủ” và
“giới thợ” thành hai phe đối lập vì họ luôn cảm thấy phe kia đối xử với phe ta
chẳng công bằng.

“Giới chủ” cho rằng họ phải chịu 100% rủi ro tài chính, nên có quyền cắt
giảm lương giới thợ và cắt luôn mọi khoản phúc lợi nhằm nâng đỡ tình trạng
tài chính của mình.

Ngược lại “giới thợ” nghĩ rằng họ thường xuyên làm ra lợi nhuận. Khi công
ty có lợi nhuận cao, lương họ lại không tăng tương xứng. Nhưng khi lợi
nhuận giảm, giới thợ phải gánh chịu dù lỗi không phải của mình.

Những tranh luận kiểu này không bao giờ có hồi kết vì nó sinh ra từ một viễn
cảnh không thể hòa giải được.

CEO là người có thể làm cầu nối giữa hai phe.

Vì CEO cũng là một “người làm thuế nên ông hiểu nỗi bức xúc và dễ sẻ chia
“nghiệp chướng” này cùng họ. Bất cứ biện pháp nào ông đưa ra đều nhằm
vào lợi ích người làm thuê, rất ít khi phải chống đối lại. Mặc dầu trong một số
công ty, CEO còn là cổ đông nhưng tỉ lệ cổ phần rất thấp so người chủ thực
sự.

Như là một điển cố, tôi muốn chia sẻ với bạn kinh nghiệm của tôi trong cuộc
khủng hoảng năm 1997. Tôi quyết định ngừng tăng lương hàng năm vốn đã

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.