đi đến chặng cuối con đường. Đoàn kết là sức mạnh bởi nó bao hàm cả lòng
nhiệt tình. Tôi muốn gợi lên hình ảnh ấy cho mọi người trong công ty, hy
vọng họ sẽ chuyển điều đó thành hiện thực. Nhiều việc từng xảy ra trong công
ty tôi có thể thành kinh nghiệm kinh điển cho các công ty khác.
Về điểm này, chúng ta hãy cùng trở lại phân tích quan hệ giữa CEO và chủ
công ty. Tôi nghĩ về Gia Cát Lượng và Lưu Bị.
Nhà Hán suy tàn, giặc giã khắp nơi, Lưu Bị dấn thân vào cuộc chiến dẹp loạn
ở tuổi 24, ông đánh đông dẹp bắc nhằm thiết lập uy quyền.
Nổi tiếng là người đức độ, nhưng thiếu sự giúp đỡ của một quân sư tài giỏi,
ông không thể củng cố quyền lực của mình. Mãi đến năm 48 tuổi, số phận
cho ông gặp bậc quân sư kỳ tài là Gia Cát Lượng, lúc bấy giờ còn ở ẩn tại
Ngọa Long Cương. Kiên nhẫn và quyết tâm, Lưu Bị ba lần tới lều tranh cầu
kiến, mời bằng được Gia Cát Lượng về giúp mình thông nhất thiên hạ. Kể từ
đó đời ông chuyển hướng thành công; ông trở thành một trong ba vị vua cùng
nhau tam phân thiên hạ.
Nhìn thoáng qua có vẻ có chút khó nói về vấn đề này. Bạn tự nghĩ chắc hẳn
đấy là chuyên gia mà bạn cần có. Nhưng làm thế nào để chúng ta biết người
đó là “chuyên gia thực thụ” và làm thế nào để họ sẵn lòng giúp ta? Xa hơn là
làm thế nào có thể giữ được người tài ở mãi cùng ta?
Phân tích sâu hơn, ta thấy Lưu Bị đúng là rất quả cảm khi đặt vương triều khó
khăn lắm mới giành được vào tay một chàng trai mới 28 tuổi đời và chưa có
thành tựu đáng kể. Chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi Quan, Trương, hai phó
tướng, hai người em kết nghĩa đào viên của Lưu Bị kịch liệt phản đôi. Không
phải vì họ ghen tị với Gia Cát Lượng; cũng chẳng do bản chất kiêu hùng của
hai chiến tướng này. Chẳng qua họ không có được tầm nhìn như của Lưu Bị.
… “Làm thế nào” để chúng ta biết người đó là
“chuyên gia thực thụ” và “làm thế nào”
để họ sẵn sàng giúp ta?
xa hơn là “làm thế nào” có thể
giữ được người tài ở mãi cùng ta?