Thời nay vai trò và vị thế của cá nhân được đánh giá khác thời xưa. Mục tiêu
của người trẻ không phải là chủ doanh nghiệp hay cổ đông chính. Bởi xã hội
mới không đo con người chỉ bằng tài sản mà còn bằng khả năng và nghị lực
để điều hành vòng quay tiến bộ của công ty, tổ chức và xã hội nói chung.
Lấy nước Mỹ làm ví dụ. CEO của General Electric, General Motos hoặc IBM
luôn đạt đỉnh cao đẳng cấp xã hội, luôn nổi tiếng như nhiều nhân vật cao cấp
của chính quyền Mỹ. Cũng thế ở nước Nhật, nếu CEO của Sony hay Toyota
đến Thái Lan thì hẳn là thủ tướng phải lên chương trình gặp đầu tiên để thuyết
phục ông tăng đầu tư trực tiếp vào Thái Lan. Bởi đó là những con người có
năng lực thực thụ đẩy nền kinh tế đi lên. Niềm vinh hạnh ấy không dành cho
một ông chủ doanh nghiệp nhiều triệu đô la, bất luận ông ta giàu đến mức
nào. Đó là vì việc kinh doanh của ông không ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc
sống của số đông dân chúng. Thậm chí cuộc viếng thăm của thủ tướng Nhật
cũng chỉ có ý nghĩa tượng trưng vì mọi điều thủ tướng làm chỉ để thuyết phục
các doanh nhân nước ông tăng vốn đầu tư. Bất luận có đầu tư hay không, có
thì bao nhiêu, quyết định cuối cùng vẫn là câu hỏi dành cho CEO doanh
nghiệp. CEO là người có quyền ra lệnh “hãy hành động” cho người nước
khác. CEO là người được giao phó điều hành và quản lý nguồn sản xuất thế
giới như nhân lực, tài lực và kỹ thuật. Đúng là CEO có năng lực khủng khiếp
để xoay chuyển xu hướng kinh tế toàn thế giới.
“… xã hội mới không đo con người chỉ bằng tài sản mà còn bằng khả năng
và nghị lực để điều hành vòng quay tiến bộ của công ty, tổ chức và xã hội”.
Vậy nên CEO là người giữ vai trò chủ chốt trong thế giới hiện tại và tương
lai.
Nếu có ai đó hỏi tôi là con cháu của chủ doanh nghiệp liệu có thể trở thành
“CEO chuyên nghiệp” không. Câu trả lời nghiêm túc của tôi là “Có”, nhưng
với vài điều kiện. Hậu duệ của các trùm tư bản phải từ bỏ cái cảm giác của
“quyền sở hữu” hoặc ý tưởng là “ông chủ” tại nhà hoặc khóa mình trong an
toàn với “cổ phiếu và cổ phần” mà họ thụ hưởng. Rồi họ phải thừa nhận “trái
tim và khối óc” của một người làm thuê khi điều hành doanh nghiệp. Bất cứ
một quyết định nào cũng phải dựa trên sự cân bằng quyền lợi, vì chức năng
của họ (CEO) là trung gian giữa người làm thuê và các cổ đông. Họ (CEO)
phải không có định kiến thiên về một phe nào. Hơn nữa để hoàn thành đúng
vai trò của mình, họ cần có mức lương cố định và là đối tượng để đánh giá
mức độ hoàn thành nhiệm vụ như các nhân viên khác. Nếu làm được thế, tôi