Chương 3: VẬY AI LÀ CEO?
Ai cũng thường nghe về ai đó là CEO của công ty nào đó. Nhưng thực chất
CEO là “chức năng” chứ không phải “vị trí”. Nhìn chung, các công ty lớn có
các dạng điều hành sau:
1. Chủ tịch, người điều hành ban gồm khoảng 20 thành viên trong vòng 2
năm.
2. Chủ tịch Hội đồng Điều hành, làm việc với 3-7 thành viên tập hợp thành
Ủy ban Điều hành. Thành viên của ủy ban này được chọn ra từ ban điều hành
chính nên họ cần hội họp nhiều hơn; nhiệm vụ của họ là đề ra các chính sách.
3. Giám đốc Điều hành (Managing Director- MD) (ở Mỹ tương đương Chủ
tịch).
Ở Nhật Bản, một công ty có thể có cả hai, một Chủ tịch và một Giám đốc
Điều hành (thường thì chức danh Chủ tịch có vị thế cao hơn Giám đốc Điều
hành). Chính vì người Nhật thích ứng dụng hoặc thích ứng mọi việc theo cách
riêng độc đáo của họ. Tuy nhiên thói quen đổi mới này có thể làm cho người
ngoài cuộc cảm thấy thiệt thòi, một cảm giác được miêu tả tốt nhất là “chẳng
biết nên cười hay nên khóc”- vì người ngoài cuộc chẳng hiểu vị trí của ai cao
hơn, ai thực chất có quyền hành, ai là người họ cần gặp.
… thực chất CEO là “chức năng” chứ không phải “vị trí”
Người Nhật còn một vài vị trí dị thường khiến tôi buồn cười; một trong số đó
là Directing Manager. Tôi nghĩ đây hẳn là người điều hành bậc trung, nhưng
theo thuật ngữ học thì điều ấy đúng nghĩa đen là “a manager who direct”-
người quản đốc điều hành, nghe rất kỳ cục.
Ở châu Âu, chức năng của một người rất được ưa chuộng, nên người ta chỉ
cần ghi CEO trên danh thiếp. Điều ấy khác hẳn với Mỹ là duy trì sự quan
trọng của vị trí như là chức năng. Nên chúng ta thấy các danh thiếp in cả hai