vị trí và chức danh luôn theo kiểu:
1. Chairman & CEO (Chủ tịch Ban điều hành kiêm Giám đốc Điều hành của
Tổ chức phụ trách định hướng và chính sách của công ty).
2. Chairman of Executive Board and CEO (Chủ tịch hội đồng điều hành kiêm
Giám đốc điều hành của Tổ chức).
3. President & CEO (Giám đốc Điều hành, dầu vậy cũng không phải là Chủ
tịch Hội đồng cũng như Chủ tịch Hội đồng Điều hành, thực chất chỉ có chức
năng điều hành).
Ban Giám đốc bao gồm các thành viên hội đồng được chọn ra như là đại diện
của các cổ đông. Hội đồng Điều hành bao gồm số lượng nhỏ hơn của các
thành viên hội đồng do những thành viên chính của Ban chọn ra. Cả hai hội
đồng đều là đại diện của các cổ đông và có trách nhiệm giám sát sự điều hành
của CEO.
Vậy là, cuối cùng, một CEO là chức năng hành chính cao nhất trong tổ chức,
có trách nhiệm định hướng và đặt ra các chính sách cho công ty sau đó
chuyển cho Giám đốc Điều hành thực hiện. Ở Trung Quốc, Hồng Kông và
Đài Loan, CEO được gọi theo tiếng Trung là “Chủ tịch hành chánh quan”
tương đương với “Chief của Ban điều hành”.
Bây giờ tôi sẽ cho bạn vài thí dụ hữu hình. Một công ty lớn trong một đất
nước, chủ nhân là một cổ đông chính. Ông khoảng 40 tuổi, đảm trách chức
danh Chủ tịch và CEO. Ông mời một học giả nổi tiếng làm Chủ tịch Ban Điều
hành, và cũng mời một người nổi tiếng có thâm niên làm Chủ tịch công ty.
Không ai trong họ có quyền điều hành, vai trò của họ chủ yếu là cố vấn.
Khi đã lớn tuổi hơn, khoảng 50 tuổi, người chủ trao quyền Chủ tịch cho con
trai, tự ông sẽ trở thành Chairman của Ban Điều hành & CEO vì ông còn
mang chức năng CEO.
Khi 60 tuổi, ông chuyển lên đảm đương chức Chairman & CEO là vị trí cao
nhất của tổ chức. Ông còn đặt con ông vào vị trí Chủ tịch, đồng thời mời một
người xuất sắc và nổi tiếng khác làm Chủ tịch Ban Điều hành.