Một CEO phải trình bày có hệ thống chiến lược mà doanh nghiệp thực hiện
được và mở rộng được. Chiến lược tốt có được nhờ tầm nhìn xa trông rộng.
Thế đấy, khi tôi nói về CEO, hãy để nó được hiểu một cách tương hỗ rằng, tôi
muốn nói đến một người mà chức năng chính của người ấy là đề ra các chính
sách và điều chỉnh chiến lược cho tổ chức bất chấp vị trí nào ông in trên danh
thiếp.
Với một CEO, tôi nghĩ các chức năng sau đây là cần thiết:
1. “Định chiến lược”
Một CEO phải trình bày có hệ thống chiến lược mà doanh nghiệp thực hiện
và mở rộng được. Chiến lược tốt có được nhờ tầm nhìn xa trông rộng. Ở đây,
có tầm nhìn tốt không có nghĩa chỉ là có óc tưởng tượng, suy nghĩ nhanh và
thực thi nhanh. Một CEO phải nắm bắt và học được mọi khía cạnh công việc
của công ty cho đến khi ông hiểu đầy đủ về toàn bộ quá trình. Sau đó ông
định ra tầm nhìn và trao quyền cho cấp dưới tiến hành. Tôi không muốn bằng
mọi cách để ca ngợi ông chủ của mình, nhưng thực ra ông Dhanin
Chearavanont, chủ tịch của C.P. Group, là mẫu hình tuyệt vời nhất mà tôi
kính trọng bởi vì chỉ có một cách để mô tả công việc ông tiến hành là “hoàn
toàn thực tế”. Sáu năm ra vào những chuồng gà, chuồng lợn cho đến khi hiểu
thấu đáo mọi việc, ông mới bắt đầu chuyển giao quyền điều hành cho người
khác nhưng vẫn còn giữ trong tay lời khuyên đúng điểm với bất cứ vấn đề nào
mới phát sinh. Kể từ đó, ông tự mình giải quyết mọi vấn đề, dễ dàng nhìn lướt
qua mọi loại báo cáo, phân biệt được ngay trong nhân viên ai là người “biết”
việc, ai là người hay bịa chuyện.
… sau tất cả những gì CEO nói và làm, tâm hồn của công ty là “người”
chứ không phải là cái máy tính hay cái bàn.
2. “Xây dựng nền văn hóa trong công ty”.
Để công ty lớn mạnh, một CEO cũng cần đảm đương vai trò Giám đốc Nhân
sự, vì sau tất cả những gì ông nói và làm, linh hồn của công ty là “người” chứ
không phải là cái máy tính hay cái bàn. Một CEO phải đánh giá được giá trị