pháp tính toán và những lĩnh vực khác. Ngày nay về khoa học máy tính,
người Ấn trội hơn người Hoa.
Nền triết học Ấn Độ quả là lý tưởng, khó thực hành nhưng cần thiết để nâng
tầm trí tuệ. Không ai không nhớ về Mahatma Gandhi, người theo trường phái
tu khổ hạnh, người được gọi là “không sát sinh” hay “kháng cự thụ động”
(sức mạnh sự thật và kháng chiến không bạo lực) không thể tìm thấy ở một
chủng tộc nào. Nền văn học cổ điển Ấn Độ như bộ “Buddhist jataka”
(Chuyện bổn sinh) giải nghĩa đầy đủ về chủ nghĩa lý tưởng; ví dụ “Ten lives
of buddha” - “Mười phép tu của Phật” giải nghĩa về 10 cách hoàn thiện mình.
Trong sử thi Ấn Độ Mahabharata, có câu chuyện về một nữ hoàng khi biết
chồng bị mù đã lấy vải bịt mắt mình trong suốt quãng đời còn lại để chia sẻ
nỗi đau với chồng.
Ấn Độ cổ đại không có những sáng tác về chính quyền và chính trị như Trung
Quốc, nhưng cũng có vài tác phẩm xuất sắc. Chẳng hạn Bộ Luật Manu có ảnh
hưởng lớn đến bộ luật truyền thống các nước Đông Nam Á. Bộ Arthasastra,
một cuốn sách thực hành pháp luật vào thế kỷ thứ 4 trước Công nguyên được
cho là do Thượng thư Kautilya viết nhằm cố vấn cho vua cách thần phục dân
chúng. Cuốn sách đóng vai trò quan trọng vào thắng lợi của vua
Chandragupta Muarya trong việc thống nhất Đế chế Muaryan, khoảng 100
năm trước khi triều Hán thống nhất Trung Quốc.
Với người Thái, tư tưởng và lời dạy của Đạo Phật nhấn mạnh vào “anatta”
hoặc vô ngã. Nó kêu gọi con người giải thoát mọi ham muốn, tránh hậu quả
nếu tìm được nguyên nhân. Quan trọng nhất là lời Phật dạy chúng ta trong đời
không gây khổ cho chính mình, cho người khác và cho tự nhiên.
Loại trừ ham muốn là việc rất khó thực hiện. Nên người Thái ghi lời Phật dạy
trong tim nhưng không tìm được cách vận dụng vào đời. Bởi vậy những điều
tuyệt vời của Phật học đã bị xao nhãng một cách đáng tiếc.
Tóm tắt
Chương này miêu tả ngắn gọn thông tin cần thiết và cốt lõi về tư tưởng và
đường đi của “Người châu Á”. Đó là chúng ta là ai, những điều ta bắt gặp
hàng ngày là gì? Tuy nhiên một số người trong chúng ta được đào tạo ở
phương Tây và nghĩ rằng chỉ phương Tây mới có thể cho công thức đúng về
thành công trong quản lý. Họ xao nhãng việc học từ phương Đông.