NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO CỦA NGƯỜI CHÂU Á - Trang 29

chết chứ không chịu nhục”.

Người Trung Quốc còn có một đặc tính khá đặc biệt. Họ không tán thành
quan niệm “dân tộc - đất nước” như các chủng tộc khác. Theo truyền thống,
người Trung Quốc coi đất đai trên toàn thế giới này đều là thiên hạ (dưới
trời). Tất nhiên, thế giới này cũng là vũ trụ vì nó “dưới trời”. Từ “đất nước”
theo truyền thống là lãnh thổ không có biên giới cố định. Một lãnh thổ có thể
mở rộng thêm, trái với kiểu bó hẹp theo quyền lực của một vị vua cai trị
một thời điểm nhất định.

Sơ đồ trên cho thấy phương Tây không có một đơn vị xã hội nào tương tự
“thiên hạ” (phần đất bên dưới trời) kiểu Trung Quốc, trong khi đó người
Trung Quốc cũng không có đơn vị nào gọi là “đất nước”. Vậy thì, “thiên hạ”
bị phân tán thành các “thị tộc”. Đơn vị xã hội cơ bản của phương Tây là “gia
đình”, nhỏ hơn “thị tộc” của Trung Quốc.

Các quan niệm này có cả thuận lợi và bất lợi. Bởi vì người Trung Quốc tự cho
rằng họ không thuộc “đất nước” nào nên họ có thể sống mọi nơi và gắng đồng
hóa với các dân tộc. Bởi vậy ta mới thấy hiện tượng “người Trung Quốc hải
ngoại” trên toàn thế giới. Điểm bất lợi là thoạt nhìn ta có cảm giác người
Trung Quốc kém hợp nhất và ít tính dân tộc. Trong quá khứ, người Trung
Quốc không hợp sức để xây dựng một quốc gia hùng mạnh. Nhưng thái độ ấy
đã thay đổi sau khi Trung Quốc bị đặt dưới ách áp bức của thực dân vào cuối
thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Từ đó người Trung Quốc nhận thức rõ hơn nghĩa vụ
phục vụ đất nước của mình.

Kết nối Triều Tiên

Triều Tiên là quốc gia chịu ảnh hưởng sâu sắc nền văn hóa Trung Quốc.
Khổng giáo đã đặt nền móng đạo đức cho cả đất nước và dân tộc Triều Tiên.
(Thực chất người Triều Tiên tiếp tục hoàn thiện các nghi lễ của Khổng Tử.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.