NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO CỦA NGƯỜI CHÂU Á - Trang 28

Tử vẫn tin vào sự duy trì một quân đội mạnh và kỷ luật. Vì vậy, khi các
trường phái khác đều sản sinh ra học giả thì tư tưởng Mặc Tử sản sinh ra cả
học giả lẫn chiến binh. Những chiến binh này tự hợp lại với nhau trong tình
anh em, thề trung thành, sướng khổ có nhau. Họ cũng chủ trương trung thành
với bạn bè và với chủ. Họ có lẽ là các bậc tiền bối của những người khởi
xướng ra hội Tam hoàng Trung Quốc ngày nay - một dạng “mafia” của châu
Á.

Sakura Đỏ máu

Thời Nhật Bản cổ đại có một loại chiến binh gọi là “samurai”. Những samurai
này hẳn bắt nguồn từ các chiến binh Trung Quốc di tản với số lượng lớn vào
Nhật trong thời gian nội chiến và bạo loạn trước khi hình thành triều Hán
(221 trước Công nguyên) - triều đại đã lập lại hòa bình và thật sự thống nhất
Trung Nguyên. Nhìn chung, một samurai làm việc cho một ông chủ. Những
người samurai có chủ bị chết hoặc bị đánh bại trong cuộc chiến hình thành
những nhóm lưu động gọi là “Ronin”. Vị thế trong xã hội của các samurai
thật sự quá thấp trong xã hội Nhật. Đó là lý do tại sao samurai sẵn sàng chiến
đấu hy sinh cho chủ. Để chống lại các thế lực bên ngoài, người dân xứ đảo
Nhật Bản hên tục tăng cường kỷ luật xã hội, nghi lễ và sức mạnh, nên đến
ngày nay người Nhật vẫn còn đặc tính nổi trội là lòng trung thành với công ty
và đất nước.

Samurai Nhật Bản còn tin rằng cái chết mang lại vinh quang. Phải lấy máu
của chính mình để rửa nhục và những sai lầm. Nhìn về lịch sử, hoàn toàn bình
thường khi một chiến binh Nhật tự sát theo nghi thức “Harakiri” (Mổ bụng
tuẫn tiết). Nghi thức này muốn nói lên rằng, người chiến binh ấy sẵn sàng
chiến đấu hết mình, thất bại cũng không làm anh ta chùn bước. Điều ấy sẽ
miễn tội thua trận và chứng minh cho lòng dũng cảm của anh ta.

Vén “bức rèm tre”, hiểu người Trung Quốc

Người Trung Quốc cũng tin và trọng danh dự dù họ không coi trung thành là
nguyên tắc. Ở Trung Quốc có một từ có thể dịch là “đốt tre”. Nếu cây tre
không đốt nó sẽ xốp mềm, dễ uốn như một ống cao su. Người Trung Quốc áp
dụng nguyên tắc này trong đời sống. Con người phải có một “cốt lõi” mạnh -
là niềm tự hào được nhân lên nhờ tính chính trực, không bị thay đổi bởi lòng
ích kỷ. Bởi vậy người Trung Quốc hay thề vì vinh hạnh và phẩm giá. Chúng
ta vẫn thường nghe đặc tính này qua lời thoại trong phim Trung Quốc: “Thà

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.