NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO CỦA NGƯỜI CHÂU Á - Trang 26

hòa hợp với thiên nhiên, theo Con đường (Đạo) của Vũ trụ.

Một trong những tư tưởng nổi bật của Đạo giáo là “không hoạt động” hay “vô
vi”. Các nhà phê bình Đạo giáo cho rằng, đạo này dạy cho con người tính lười
biếng và chậm chạp. Nhưng không đúng như thế. Học thuyết Đạo giáo nhấn
mạnh rằng sự an nhàn không chống lại thiên nhiên, nên không có năng lượng
bị phung phí. Không có mong muốn thì không cần gắng sức không cần thiết.
Vì vậy, nhàn nhã có nghĩa là tiết kiệm năng lượng dành cho những khó khăn
đã được lường trước, làm dịu chúng trước khi có cơ hội ngẩng cao đầu. Học
thuyết này cũng như các học thuyết khác được tập hợp thành một văn bản
quan trọng của Đạo giáo là Đạo Đức Kinh (Con đường và Sức mạnh). Cuốn
sách này là tập hợp những vần thơ đầy tính huyền bí.

• Trang Tử cùng thời với Mạnh Tử. Ông rao giảng về lợi ích của cuộc sông
tách biệt. Trước tác của ông bao gồm các giai thoại giúp giải thích những ý
tưởng biểu hiện trong Đạo Đức Kinh, bằng cách cho ví dụ, chuyện ngụ ngôn,
so sánh và loại suy. Cả hai công việc ấy gợi ý sâu sắc cho người đời cách tìm
thấy sự kết nối với “Đạo” hoặc là vũ trụ.

Đạo giáo và Khổng giáo là hai học thuyết tuyệt đối tương phản nhau, mặc dù
cả hai đều ảnh hưởng sâu sắc như nhau đến nền văn hóa Trung Quốc. Đạo
giáo cho rằng khả năng cuộc sống có ích nằm ngoài xã hội, hòa nhập vào
thiên nhiên để tiết kiệm năng lượng. Đồng thời, học thuyết này cũng không
chối từ tầm quan trọng của xã hội, và Đạo giáo cũng sẵn sàng tiến lên giúp
đời khi xã hội cần, như Gia Cát Lượng về giúp Lưu Bị. Khổng giáo thì trái
lại, đòi hỏi mọi người thực hiện nghĩa vụ của mình. Những điều ấy được làm
với cuộc sống đời thường, chứ không phải cho vũ trụ, cồi âm hay thế giới
thần linh.

Vậy tin liệu có sự khác biệt không thể hòa hợp được với nhau giữa hai trường
phái? Không, không hẳn thế. Thực chất có thể coi là chúng bổ sung cho nhau.

Giáo sư Hnan Wei Chin

[3]

cho một thí dụ cụ thể cách tiếp cận cuộc sống khác

nhau của hai trường phái này như sau.

Giả sử có một ngôi làng đối mặt với lụt lớn. Khổng giáo sẽ tập trung dân làng
lại để chống lụt bằng việc xây đập hoặc các biện pháp khác. Còn Đạo giáo thì
không đồng tình vì cố gắng ngăn lụt lớn là chống lại thiên nhiên, mà lại nguy
hiểm vì chẳng chắc thành công. Cách tốt nhất là di tản người dân đến nơi an

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.