NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO CỦA NGƯỜI CHÂU Á - Trang 25

• Mạnh Tử, phương Tây gọi là Mencius (389- 305 trước Công nguyên),
không học Khổng Tử nhưng học với cháu ông. Tuy nhiên Mạnh Tử đã trở
thành môn đệ đóng góp nhiều cho chủ nghĩa nhân đạo của tư tưởng Khổng
giáo. Ông tin rằng con người vốn có bản chất tốt, nhưng lòng tốt ấy dễ bị
chính trí não của bản thân họ dối lừa, bị môi trường xã hội làm cho đồi bại.
Người đạo đức là người phải luôn lưu tâm trong cuộc chiến lương tâm để giữ
lại tính thiện vốn có của mình.

• Tuân Tử (298-238 trước Công nguyên). Dù theo trường phái Khổng Tử,
nhưng tư tưởng của Tuân Tử hoàn toàn đối lập với Mạnh Tử. Tuân Tử rao
giảng rằng con người bẩm sinh là ích kỷ và độc ác, và lòng tốt chỉ đạt được
qua giáo dục và định hướng phù hợp với từng thân phận. Ông cũng biện luận
rằng một chính quyền tốt là một chính quyền đặt cơ sở trên sự điều hành độc
đoán chứ không trên sự thuyết phục đạo đức hoặc đạo lý. Khuynh hướng
cứng rắn và khá độc đoán này của Tuân Tử về sau được phát triển thành một
học thuyết khác.

2. Thuyết Pháp trị (Fa). Học thuyết này được Hàn Phi Tử đưa ra. Ông là học
trò của Tuân Tử. Cũng như Tuân Tử, ông cho rằng bản chất cố hữu của con
người là ích kỷ nên chỉ còn cách duy trì trật tự xã hội bằng cách áp đặt kỷ luật
từ trên và thực hành pháp luật một cách nghiêm khắc. Người tuân thủ pháp
luật luôn đề cao đất nước và luôn mưu cầu đất nước thịnh vượng, quân đội
hùng mạnh.

Chính vậy, sự tuân thủ pháp luật nghiêm ngặt là cơ sở triết lý của các triều
vua.

3. Đạo giáo. Đây là dòng tư tưởng Trung Quốc quan trọng nhất, phát triển
trong thời Chu. Nó hình thành nhờ đóng góp của Lão Tử với học vấn uyên
thâm và đã trở thành huyền thoại (còn được gọi là Lão Đam). Học thuyết này
được phát triển xa hơn nhờ Trang Tử (369-286 trước Công nguyên).

• Người ta tin rằng Lão Tử cùng thời với Khổng Tử, có thể lớn hơn 20 tuổi.
Theo văn khố triều đình, hai người có lần gặp nhau khi Khổng Tử khoảng 35
tuổi. Theo văn khố thì Khổng Tử đặc biệt ấn tượng với nhà hiền triết này.

Đạo giáo chú trọng vào con người trong thiên nhiên hơn là con người trong xã
hội. Đạo giáo cho rằng mục đích của cuộc sống con người là phải tìm cách

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.