toàn, và sẵn sàng quay về kiến thiết lại làng khi lũ rút.
Giáo sư Hnan Wei Chin còn đưa ra một so sánh cực kỳ lý thú. Theo ông,
Khổng giáo như “cửa hiệu tạp hóa” ai ai cũng ghé đến hàng ngày. Đạo giáo
thì như “hiệu thuốc” chỉ người ốm mới ghé đến. Đạo Phật thì giống như “đại
thương xá” nơi có thể tìm được đủ thứ, nhưng vì nó quá lớn nên người ta phải
tốn nhiều thời gian mới tìm được cái mình muốn.
Trong khi Đạo giáo có khuynh hướng nhạo báng sự cứng rắn và ngoan cố của
đạo lý Khổng giáo thì Khổng giáo lại trả đũa bằng việc chỉ trích khuynh
hướng sống tách biệt của Đạo giáo. Các môn đồ Khổng giáo tranh luận rằng,
rời xã hội để sống tách biệt thì chẳng khó khăn gì; ai cũng có thể làm được
không lúc này thì lúc khác. Nhưng ẩn sĩ giữa một thành phố bận rộn thì khó
hơn. Tuy nhiên khó hơn cả là thực hiện việc ẩn cư trong khi còn phải có nghĩa
vụ với triều đình. Khó mà chối từ quyền lực, tham vọng, phú quý và những
thứ đến từ địa vị trong khi còn có khả năng phục vụ đất nước và nhân dân.
Trường phái Khổng giáo như “cửa hiệu tạp hóa” ai ai cũng ghé đến hàng
ngày. Trường phái Đạo giáo thì như “hiệu thuốc” chỉ người ốm mới ghé
đến. Đạo Phật thì giống như “đại thương xá” nơi có thể tìm được đủ thứ,
nhưng vì nó quá lớn nên người ta phải tốn nhiều thời gian mới tìm được
cái mình muốn.
Sự đa dạng của các ý kiến này thường gây bối rối, nhưng có lợi cho cách nghĩ
của người Trung Quốc. Đạo giáo có thể bổ sung cho cuộc sống trật tự thường
nhật của các môn đồ Khổng giáo. Một học giả đương chức có thể theo lời dạy
của Khổng giáo nhưng khi nhàn rỗi hay về hưu họ có thể tìm thấy sự hài hòa
với thiên nhiên như các cư sĩ Đạo giáo. Thông thường, một người có thể làm
việc hăng say và đầy trách nhiệm như lời khuyên của Khổng giáo, nhưng
trong cơn khủng hoảng, có thể suy ngẫm về những tư tưởng soi đường chỉ lối
của Đạo giáo.
Tư tưởng Mặc Tử, chủ xướng bởi Mặc Tử (479- 381 trước Công nguyên).
Mặc Tử tin rằng “mọi người đều bình đẳng trước Thượng đế”, loài người phải
theo Thượng đế và yêu vạn vật. Mặc Tử chủ trương con người phải hy sinh cả
cuộc sống của mình cho “công lý”. Dù theo chủ nghĩa hòa bình hết mình,
nhưng ông vẫn cho rằng chiến tranh là cần thiết nếu việc đó đưa lại công bằng
cho xã hội. Dù chủ trương tất cả các hoạt động đều phải thực lợi, và thống
nhất ý nghĩ và hành động là cần thiết vì mục đích xã hội, nhưng tư tưởng Mặc