Chương 4: TRIẾT LÝ Á ĐÔNG
Mặt trời mọc lên từ hướng Đông. Nền văn minh phương Đông rộ nở rất lâu
trước khi có bản sao là phương Tây. Khoảng 2.500 năm trước, tại Ấn Độ,
hoàng tử Siddharha (Tất Đạt Đa) của bộ tộc Shakya sau một thời gian tu
luyện đã trở thành Đức Phật. Tại Trung Quốc thời nhà Chu với sự gia tăng
những bất hòa và xung đột nội chiến giữa các nước chư hầu trong thời Xuân
Thu (740-476 trước Công nguyên) và thời Chiến quốc (475-221 trước Công
nguyên), bừng dậy một kỷ nguyên thăng hoa văn hóa, thực sự là thời vàng
son. Các triết gia vĩ đại kế tiếp nhau xuất hiện, từ Lão Tử, Khổng Tử, Mặc
Tử, đến các thế hệ môn đệ như Trang Tử, Mạnh Tử, Tuân Tử và Hàn Phi Tử.
cốt lõi tư tưởng của họ có thể chia ra thành vài trường phái sau đây:
1. Nho giáo (Ru) - phương Tây gọi là trường phái Khổng Tử (Khổng giáo).
Bao hàm trong trường phái này là tư tưởng Khổng Tử, Mạnh Tử và Tuân Tử.
Giáo lý của trường phái này nhấn mạnh vào giá trị đạo đức và tầm quan trọng
của việc học tập.
• Khổng Tử hay còn gọi là Khổng Phu Tử (551- 478 trước Công nguyên) tạo
được ảnh hưởng mang tính cách mạng đến hệ thống giáo dục Trung Quốc,
trước đó là độc quyền của giới thượng lưu. Ông đại chúng hóa nền giáo dục
và có hơn 3.000 môn sinh, 72 người trong số họ được xem là hạng ưu. Điều
Khổng Tử quan tâm trước hết là làm sao cho con người sống hòa thuận trong
xã hội. Theo quan điểm của ông, sự hòa thuận này dễ thực hiện hơn với tôn ti
trật tự - những thứ bậc trong xã hội và đạo đức nơi người đàn ông và đàn bà,
có nghĩa là mọi người phải biết vị trí của mình và cư xử cho phù hợp. Điều ấy
được biểu thị trong Ngũ Luân, quan hệ giữa vua với tôi, cha với con, chồng
với vợ, anh với em, bạn bè với nhau. Đức hạnh gia đình và đức hạnh xã hội là
hai mặt của một quan điểm đạo đức, “lòng nhân đức” hoặc “lòng nhân từ”
được xem là đức hạnh quan trọng nhất. Từ sự hài hòa của mục đích Khổng
giáo sơ khai, giáo dục và nghi lễ vì thế được tiếp nhận và nhờ đó xã hội con
người sống thuận hòa hơn.
… con người vốn có bản chất tốt, nhưng lòng tốt ấy dễ bị chính trí não của
bản thân họ dối lừa, bị môi trường xã hội làm cho đồi bại.