Việc có được sự tự tin và mạnh dạn, khả năng suy nghĩ táo bạo và mạch
lạc khi nói chuyện trước đám đông không khó bằng một phần mười những
gì hầu hết mọi người tưởng tượng. Đó không phải món quà mà Thượng đế
dành tặng cho một số ít cá nhân. Trong thực tế, nó giống như khả năng chơi
gôn vậy. Bất cứ ai cũng có thể phát huy khả năng tiềm tàng của mình nếu
như có đủ mong muốn và quyết tâm thực hiện điều đó.
Vậy liệu có bất kỳ lý do nào, dù mờ nhạt nhất giải thích được tại sao khi
phải đứng đối diện với đám đông khản giả, người ta lại không thể suy nghĩ
mạch lạc như khi đang ngồi? Chắc chắn là không có. Trong thực tế, bạn sẽ
suy nghĩ tốt hơn khi đối mặt với một nhóm người. Sự hiện diện của họ sẽ có
tác động khiến bạn hứng khởi, phấn chấn hơn. Rất nhiều nhà diễn thuyết sẽ
nói với bạn rằng sự hiện diện của khán giả là một động lực, nó truyền niềm
cảm hứng, khiến đầu óc họ hoạt động rõ ràng, mạch lạc và sắc sảo hơn. Vào
những lúc như thế, các suy nghĩ, sự kiện, ý kiến mà họ không biết là mình
đang có, bỗng “như làn khói bay mất”, như Henry Ward Beecher đã từng
nói; và họ phải nhanh chóng nắm bắt lấy trước khi nó trôi qua. Bạn nên coi
đây là một kinh nghiệm tốt cho riêng mình. Điều này có thể đạt được khi
bạn cố gắng luyện tập và duy trì thói quen đó.
Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn nên hoàn toàn chắc chắn là, sự rèn
luyện sẽ giúp bạn xóa đi nỗi sợ hãi đối với người nghe và tiếp thêm cho bạn
sự tự tin; và lòng dũng cảm sẽ tồn tại mãi mãi.
Không nên tưởng tượng rằng trường hợp của bạn rất khó khăn, khác
nhiều với bình thường. Ngay cả những người sau này trở thành những
người diễn thuyết xuất sắc nhất thế hệ của họ, trong buổi đầu khởi nghiệp,
cũng đã rất khổ sở vì nỗi sợ hãi mù quáng và sự thiếu tự tin.
William Jennings Bryan, một nhà thuyết trình kỳ cựu đã từng thừa nhận
rằng trong những lần đầu nói trước đám đông, hai đầu gối của ông hầu như
là dính chặt vào nhau.
Mark Twain, trong lần đầu đứng thuyết trình, cảm thấy như có đầy bóng
trong miệng, còn tim ông thì đập như đang trong cuộc chạy đua giành ngôi