NGHỆ THUẬT NÓI TRƯỚC CÔNG CHÚNG - Trang 137

CHƯƠNG VIII

LÀM THẾ NÀO ĐẾ MỞ ĐẦU MỘT BÀI NÓI

Một lần tôi hỏi Tiến sĩ Lynn Harold Hough, nguyên là hiệu trưởng trường

đại học Northwestern, về những kinh nghiệm quý giá nhất ông tích lũy
được khi là một diễn giả. Sau khi suy nghĩ một lúc, ông trả lời tôi: “Theo
tôi, kinh nghiệm đó chính là tạo được phần mở đầu cuốn hút, hấp dẫn người
nghe. Như thế tôi sẽ thu hút được sự tập trung chú ý của mọi người ngay
lập tức”. Ông thường chuẩn bị trước hầu hết những từ ngữ đắt giá nhất cho
cả phần mở đầu và phần kết thúc. John Bright cũng đã làm như thế.
Gladstone cũng làm như vậy. Webster không khác gì. Và Lincoln cũng làm
như thế. Hầu hết mọi diễn giả đều có những kinh nghiệm riêng của mình để
chuẩn bị phần mở đầu cho bài trình bày của mình.

Nhưng còn những người mới bắt đầu tham gia diễn thuyết thì sao nhỉ?

Hầu như rất ít người chuẩn bị đầy đủ, chu đáo cho phần mở đầu. Việc lập
kế hoạch tốn nhiều thời gian, đòi hỏi phải suy nghĩ nhiều. Mà suy nghĩ, tư
duy thật là đau đầu. Thomas Edison trích dẫn một câu nói được đóng đinh
trên tường của ngài Joshua Reynolds:

Không có ích gì cho một người không tìm tòi, tránh lao động, suy nghĩ.

Những người chưa có kinh nghiệm thường tin vào cảm hứng và khả năng

sáng tạo ngay tại thời điểm nói. Ông Lord Northcliffe là người đã tìm ra con
đường chiến đấu chống lại những tuần lương rẻ mạt, nghèo nàn để trở thành
ông chủ báo giàu nhất và có ảnh hưởng nhất trong đế chế Anh. Ông đã nói
năm từ sau của Pascal đã đem đến cho ông thành công nhiều hơn so với bất
cứ thứ gì ông từng đọc:

Đoán trước để thống trị.

Đây cũng là một phương châm tuyệt vời nhất cho bạn khi ngồi vào bàn

chuẩn bị bài nói của mình. Đoán trước xem mình sẽ bắt đầu như thế nào khi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.