mọi người còn háo hức muốn nghe mọi điều bạn nói. Đoán trước xem bạn
sẽ để lại ấn tượng gì sau cùng khi bạn trình bày xong.
Thời Aristotle, các sách đều chia một bài trình bày ra làm ba phần: phần
mở đầu, phần thân bài và phần kết thúc. Cho đến tận bây giờ, phần mở đầu
bao giờ cũng được coi là bánh lái dẫn dắt cả bài trình bày. Người trình bày
sẽ vừa là người mang đến những thông tin mới mẻ, cũng là người đem lại
sự giải trí cho mọi người. Hàng trăm năm nay, người diễn thuyết vẫn
thường được coi trọng như một tờ báo, quyển tạp chí, đài phát thanh, truyền
hình, điện thoại và cả là diễn viên nhà hát nữa vì người diễn thuyết thực
hiện một số chức năng như những phương tiện truyền thông.
Nhưng thế giới ngày nay đã thay đổi rất nhiều. Các sáng chế, phát minh
ngày càng tạo điều kiện cho cuộc sống phát triển nhanh hơn gấp nhiều lần
kể từ thời Belsshazzar và Nebuchadnezzar. Ô tô, xe máy, máy bay, đài,
TV... đang cùng chúng ta chuyển động nhanh chóng. Diễn giả cũng bị cuốn
theo với nhịp độ không mệt mỏi của thời gian. Bây giờ, nếu bạn chuẩn bị
cho phần mở đầu, hãy nói ngắn gọn như một lời quảng cáo thôi. Khán thính
giả ngày nay thường có những câu hỏi như: “Nói cái gì nhỉ? Hãy nói nhanh
và rõ ràng. Đừng biến chúng tôi thành nhà nguyện! Nhanh chóng đưa ra
thông tin rồi ngồi xuống thôi”. Các bạn hãy tham khảo một số lời mở đầu
sau để thấy những phần mở này rất ngắn gọn, súc tích mà vẫn thu hút được
sự chú ý lắng nghe của mọi người.
Khi Woodrow Wilson phát biểu tại quốc hội trả lời câu hỏi quan trọng về
nguyên tắc cơ bản của chiến tranh dưới lòng đại dương (tàu ngầm), ông đã
giới thiệu chủ đề bài trình bày và tập trung sự chú ý của khán giả đối với
vấn đề này chỉ bằng một số ít từ:
Một vấn đề đã nảy sinh trong quan hệ quốc tế của đất nước. Nhiệm vụ
của tôi là thông báo với mọi người một cách rất thẳng thắn.
Khi Charles Schwab có bài phát biểu trước Hiệp hội Pennsylvania
Society của New York, ông đi thẳng đến phần trọng tâm của bài phát biểu
với câu: