hoà bình thì thà chết vì bị ung thư còn hơn là bị treo cổ vì bắn chết một
người”.
Phần mở đầu này rất thành công, ông Gibbons đã đặt sức nặng cần thiết
vào trong những câu chữ. Cũng có một số sinh viên cũng bắt đầu bài nói
của mình về tình hình tội phạm cũng gần tương tự như thế. Tuy nhiên,
những mở đầu ấy đều thường quá. Cấu trúc bài thì không có gì cần góp ý
cả, nhưng tâm hồn của họ trong đó thì không có gì. Tại sao lại có sự khác
nhau như thế? Cái chính là những sinh viên kia đã không thổi được hồn vào
câu chữ để chuyển tải toàn bộ ý tưởng chủ đề và không gây ngạc nhiên cho
người nghe.
Giá trị của phần mở đầu tưởng như là bình thường
Hãy theo dõi đoạn văn sau rồi cho biết bạn thấy phần mở đầu này như thế
nào? Bạn có thích không? Tại sao bạn lại thích?
Mary E. Richmond phát biểu tại cuộc họp hàng năm Liên đoàn cử tri nữ
của New York một vài ngày trước khi luật thông qua điều lệ cấm kết hôn
khi còn nhỏ như sau:
Hôm qua khi đoàn tàu chạy qua một thành phố không xa đây lắm, tôi nhớ
về một đám cưới diễn ra ở đây vài năm trước. Bởi vì rất nhiều đám cưới
cũng vội và và đáng ngạc nhiên như đám cưới này nên tôi sẽ bắt đầu kể cho
các bạn nghe tình tiết câu chuyện này làm ví dụ.
Hôm đó là ngày 12 tháng 12, một nữ sinh cấp ba mười lăm tuổi lần đầu
tiên đã gặp một cậu học sinh cấp hai ở trường bên cạnh. Cậu bé này cũng
vừa đến tuổi thành niên. Ngày 15 tháng 12, tức là chỉ ba ngày sau đó họ đã
quyết định xin giấy đăng ký kết hôn và bịa ra lý do cô gái đã mười tám tuổi
tức là không còn chịu sự quản lý của cha mẹ nữa và không cần sự đồng ý
của cha mẹ nữa. Họ đã đi gặp cha sứ vì cô gái theo đạo Thiên chúa. Thế
nhưng cha sứ từ chối không làm lễ thành hôn cho họ. Cũng không biết bằng
cách nào, cũng có thể là từ cha sứ, mẹ của cô gái đã biết tin họ đang cố làm
đám cưới. Thế nhưng trước khi tìm được con thì chú rể đã đưa cô dâu về