4. Diễn giả cần biết cách thu hút sự quan tâm chú ý lắng nghe của khán
giả ngay từ những giây phút ban đầu bằng những cách sau:
a. Gợi trí tò mò (Minh hoạ bằng chuyện “Giáng sinh của Carol” của
Dicken).
b. Gắn với một câu chuyện vui nho nhỏ (Minh hoạ bằng bài giảng “Hàng
mẫu kim cương”).
c. Mở đầu bằng những minh hoạ cụ thể (Xem phần đầu của chương VI
cuốn sách này).
d. Sử dụng thuật trang trí (Minh hoạ: Đồng xu chờ người tìm ra).
e. Đặt câu hỏi (Minh hoạ: “Có ai đã từng thấy đồng xu kiểu này chưa?”).
f. Trích dẫn những câu nói nổi tiếng (Minh hoạ: Elbert Hubbard nói về
giá trị của sáng kiến).
g. Chỉ ra mối quan hệ giữa chủ đề bài nói và mối quan tâm của khán giả
(Minh hoạ: “Tuổi thọ mong đợi của con người là hai phần ba số thời gian
mà tuổi hiện tại của bạn cho đến tám mươi. Bạn có thể kéo dài tuổi thọ của
mình bằng cách tham gia những đợt kiểm tra sức khoẻ định kỳ”...).
h. Nêu ra những chi tiết, sự kiện gây ngạc nhiên (Minh hoạ “Những
người Mỹ lại là những tên tội phạm nguy hiểm nhất trong thế giới văn
minh”).
5. Không nên có những phần mở quá nghiêm trang. Không nên để phần
cốt lõi nhất của câu chuyện xuất hiện ngay lập tức. Hãy mở đầu một cách
thật gần gũi, dung dị. Có thể sử dụng các tình huống vừa mới xảy ra, hay cả
những thông tin vừa nói. (Minh hoạ: “Hôm qua khi tàu chạy qua một thành
phố cách đây không xa, tôi đã nhớ đến...”).