NGHỆ THUẬT NÓI TRƯỚC CÔNG CHÚNG - Trang 152

khách sạn. Họ đã ở đó hai ngày hai đêm. Sau đó chính chú rể lại là người từ
bỏ cô gái và thôi không bao giờ sống với cô nữa.

Cá nhân tôi rất thích phần mở đầu này. Ngay từ câu đầu tiên đã rất hay.

Câu này đoán trước sắp có một hồi tưởng thú vị chờ mọi người. Chúng ta
đều muốn ngồi xuống để nghe câu chuyện thú vị ấy. Phải nói là câu chuyên
rất tự nhiên. Nó không hề mang một chút tính sách vở, không trang trọng,
nghiêm nghị... “Hôm qua khi đoàn tàu chạy qua một thành phố không xa
đây lắm, tôi nhớ về một đám cưới diễn ra ở đây vài năm trước đây”. Câu
này được kể rất tự nhiên, không bị gò bó. Dường như những câu văn sẽ nối
kết vào nhau tạo thành một câu chuyện hay. Khán giả thích nghe những câu
chuyện hấp dẫn như vậy. Chúng tôi muốn nghệ thuật phải che giấu được
nghệ thuật trong đó.

TỔNG KẾT

1. Phần mở đầu một bài nói là cực kỳ quan trọng, sẽ dọn đường cho

những phần tiếp theo sẽ được trình bày. Mở bài sẽ làm cho đầu óc khán giả
tươi mới để lắng nghe những nội dung tiếp. Cho nên, phần mở phải được
chuẩn bị công phu và kỹ càng trước đó.

2. Lời giới thiệu phải ngắn gọn, chỉ từ một đến hai câu. Nên đi thẳng vào

chủ đề của bài định trình bày.

3. Những người mới còn thiếu kinh nghiệm lại thường có xu hướng kể

những câu chuyện cười hoặc nói lời xin lỗi. Cả hai cách trên đều không thể
đạt hiệu quả nếu người nói không gây cười cho khán giả và bắt khán giả
phải nghe lời xin lỗi. Như vậy, thay vì thu hút khán giả, người nói sẽ làm
cho khán giả bực mình. Các câu chuyện nêu ra phải phù hợp, không lôi thôi
dài dòng. Chất cười phải ẩn bên trong lời nói... Nhớ đừng bao giờ nói lời
xin lỗi vì chưa chuẩn bị nội dung trình bày. Nếu như vậy thì không tôn
trọng khán giả và chỉ làm cho họ nhàm chán. Hãy hướng thẳng tới nội dung
sẽ trình bày, nói nhanh, gãy gọn, rồi có thể ngồi xuống.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.