NGHỆ THUẬT NÓI TRƯỚC CÔNG CHÚNG - Trang 167

CHƯƠNG X

LÀM THẾ NÀO ĐỂ DIỄN ĐẠT RÕ RÀNG, DỄ

HIỂU

Một vị linh mục nổi tiếng người Anh trong chiến tranh thế giới thứ nhất

đã phát biểu trước những quân nhân không biết chữ tại trại Upton. Những
người lính đang trên đường ra chiến hào, nhưng hầu như chỉ một số rất ít
người trong bọn họ hiểu tại sao họ lại có mặt tại đây trong cuộc chiến. Tôi
biết điều này vì tôi đã hỏi họ. Thế nhưng vị linh mục lại nói với họ về “tình
hữu nghị quốc tế” và “quyền của người Serbia được sinh sống dưới bầu
trời”. Trong khi, thực tế thì hơn một nửa số người hôm đó không hề biết
Serbia là một thị trấn hay một một hoang mạc. Ông đã diễn thuyết một bài
ca tụng đầy ấn tượng về thuyết tinh vân. Mặc dù không có một người lính
nào dám bỏ ra ngoài nhưng không phải vì bài nói chuyện hay quá mà là vì
cảnh sát có súng lục đã đứng canh sẵn ở ngoài ngăn không cho ai ra ngoài
cả.

Tôi không hề có ý muốn làm giảm uy tín của vị linh mục. Tôi nghĩ với

chủ đề này, linh mục có thể thu hút được sự chú ý lắng nghe của các học
sinh trung học, nhưng ông không thành công với những người lính này.

Vấn đề là ở chỗ, ông hoàn toàn không đánh giá được khán giả của mình

là ai, mục đích của bài nói là gì cũng như không biết cách diễn đạt bài trình
bày của mình.

Mục đích của một bài trình bày là gì? Chỉ là thế này thôi: mỗi một bài

trình bày, dù diễn giả có nhận ra hay không thì vẫn có bốn mục đích chính.
Bốn mục đích đó là:

1. Làm cho mọi thứ rõ ràng.

2. Tạo ấn tượng và đáng tin cậy.

3. Kêu gọi hành động.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.