người nghe không muốn bị chỉ giáo, họ muốn được cung cấp những thông
tin mang tính chất giải trí. Họ đã kiên nhẫn và lịch sự cố lắng nghe ông nói
trong mười phút, rồi mười lăm phút và hy vọng ông sẽ nhanh chóng kết
thúc bài nói của mình. Nhưng ông vẫn chưa kết. Ông vẫn mải mê trình bày,
khán giả không thể kiên nhẫn hơn được nữa. Họ bắt đầu đứng dậy. Chỉ
trong một chốc lát, đám đông huýt sáo la hét. Khán giả không thể kiên nhẫn
hơn được nữa. Họ muốn làm cho diễn giả phải dừng lại. Lúc này diễn giả
đành phải dừng bài nói của mình trong sự bẽ bàng.
Hãy lấy đó làm bài học rút kinh nghiêm. Qua đó bạn có thể tự định ra cho
mình mục đích của bài trình bày là gì. Hãy chuẩn bị thật kỹ trước khi nói.
Phải biết mình sẽ làm thể nào để đạt mục tiêu đề ra. Và thực hiện một cách
thận trọng, có kỹ năng và có khoa học.
Sử dụng so sánh để trình bày rõ ràng hơn
Tôi đã thảo luận về tầm quan trọng của bài trình bày trước công chúng
với ngài Olive Lodge, một người đã giảng bài tại các trường học và trình
bày trước công chúng trong hơn bốn mươi năm qua, ông đã nhấn mạnh hai
điều quan trọng nhất. Một là: có hiểu biết và chuẩn bị kỹ càng. Hai là:
“Làm cho mọi việc được rõ ràng, sáng tỏ, dễ hiểu”.
Tướng Von Moltke, trong cuộc chiến tranh Pháp - Phổ đã từng nói với
quân lính của mình rằng: “Hãy nhớ rằng bất kỳ mệnh lệnh nào có thể bị
hiểu sai đều sẽ bị hiểu sai”.
Napoleon cũng nhận ra những mối nguy hiểm của sự không rõ ràng nên
thường xuyên nhắc ban thư ký của mình: “Phải luôn dễ hiểu”.
Khi các môn đồ hỏi chúa Giêsu tại sao chúa Giêsu thường dùng các câu
chuyện ngụ ngôn để răn dạy con người, chúa đã trả lời rằng: “Bởi vì họ
nhìn, nhưng không nhìn thấy, họ nghe nhưng không nghe thấy, họ hiểu
nhưng không hiểu gì”.
Khi trình bày một vấn đề mới mẻ đối với người nghe, bạn có chắc rằng
họ sẽ nhanh chóng hiểu ngay vấn đề không? Hầu như là không thể. Bạn có
thể làm gì với vấn đề này? Nên làm cho người nghe hiểu vấn đề bằng