NGHỆ THUẬT NÓI TRƯỚC CÔNG CHÚNG - Trang 178

Napoleon đã nhận xét rằng sự nhắc lại trong trình bày là một nhân tố

quan trọng của thuật hùng biện. Ông biết điều này vì không phải bao giờ
các vấn đề mới đã ngay lập tức được tiếp thu, được hiểu rõ. Ông hiểu cần
phải có thời gian để hiểu những điều mới lạ, và đầu óc cũng cần có thời
gian để tiếp thu những cái mới. Tóm lại, theo ông, người trình bày nên nhắc
lại, không phải là lặp lại nguyên văn câu chữ mà dùng những từ ngữ khác
để diễn đạt. Như vậy chính khán giả cũng không nhận ra người nói đang
nhắc lại những điều vừa nói.

Hãy xem xét một ví dụ sau:

Bạn không thể làm cho người khác hiểu nếu như chính bạn không hiểu rõ

vấn đề đó. Bạn càng hiểu rõ bao nhiêu thì bạn sẽ trình bày cho người nghe
dễ hiểu vấn đề đó bấy nhiêu.

Trong đoạn văn trên, câu thứ hai là lặp lại ý của câu thứ nhất, nhưng đây

là văn nói nên người nghe khó có thể nhớ câu này diễn đạt ý tương tự như
câu trên.

Tôi thường rất hiếm khi dạy một tiết học mà không từng dự các buổi nói

chuyện về vấn đề đó. Tôi muốn thật hiểu từng nội dung của vấn đề trước để
hiểu rõ rồi sẽ biến thành những ý tưởng của mình. Những bạn trẻ mới vào
nghề thường không quan tâm đến những bước như thế này. Thật đáng tiếc!

Sử dụng những minh hoạ khái quát và những ví dụ cụ thể

Một trong những cách hiệu quả và dễ dàng nhất để làm sáng tỏ quan

điểm, ý tưởng của mình là dùng các minh hoạ khái quát và những ví dụ
trong các trường hợp cụ thể.

Hãy xem xét sự khác nhau giữa nói một cách khái quát và minh hoạ cụ

thể. Giả sử chúng ta có một câu: “Ngày nay rất nhiều nam giới và phụ nữ có
chuyên môn có thu nhập cực kỳ cao”.

Câu này theo các bạn là đã rõ nghĩa đối với người nghe chưa? Người

nghe đã hiểu ngay được ý diễn giả muốn nói gì ở đây chưa? Rõ ràng là
chưa. Người trình bày cũng không thể chắc chắn rằng những gì vừa nói đã

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.