NGHỆ THUẬT NÓI TRƯỚC CÔNG CHÚNG - Trang 181

Tuy nhiên, nếu như chúng ta buộc phải trình bày nhiều ý lớn trong bài,

hãy chia ra thành từng phần rồi lần lượt trình bày từng phần, cuối mỗi phần
nên có kết luận tóm tắt ngắn gọn. Và sau đây cũng là phần kết luận của
chương X. Chương này có giúp làm cho bài trình bày của các bạn rõ ràng,
dễ hiểu hơn không?

TỔNG KẾT

1. Một bài trình bày rõ ràng, dễ hiểu luôn luôn là yêu cầu quan trọng

nhưng cũng thật khó khăn đối với người trình bày, Chúa Giêsu đã nói rằng
Chúa dạy dỗ các con người thông qua những câu chuyện ngụ ngôn “Bởi vì
người nghe nhìn, nhưng không nhìn thấy gì cả, nghe cũng không nghe thấy
gì cả, và hiểu cũng không hiểu gì”.

2. Chúa Giêsu đã dùng những từ, cụm từ quen thuộc để diễn tả những

điều mới mẻ, những điều chưa biết. Chúa đã so sánh thiên đường với bột nở
làm bánh, với lưới quăng xuống biển, với những thương gia buôn bán ngọc
trai. Nếu muốn đưa ra một khái niệm về hình dạng của Alaska, không nên
đưa ra những con số khô khan về diện tích bao nhiêu dặm vuông, không
nên chỉ ra tên các bang, dân số các bang với những dãy số dài ngoằng.

3. Tránh không dùng những thuật ngữ kỹ thuật đối với những người

nghe có trình độ vừa phải. Hãy theo cách của Lincoln dùng những từ ngữ
thuần tuý dễ hiểu cho cả các em nam và nữ.

4. Phải nắm vững những vấn đề trình bày, đặc biệt là phần trình bày đầu

tiên.

5. Thu hút sự chú ý bằng thị giác của người nghe. Khi cần thiết hãy sử

dụng các tranh ảnh, hình ảnh minh hoạ. Nhớ rằng nên trình bày rõ ràng,
không nên chỉ nói từ “con chó sói” khi bạn muốn nói đến “một con chó sói
trông gớm ghiếc với vành lông màu đen xung quanh mắt”.

6. Hãy nói lại những ý lớn, nhưng không phải là lặp lại nguyên văn câu

nói. Có rất nhiều cách để diễn đạt một ý, cách này làm cho người nghe nắm

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.