Những người nói nào bắt đầu từ chỗ không có gì cả sẽ chẳng tiến được đến
đâu.
2. Không có một quy định hoàn chỉnh nào về việc sắp xếp các ý kiến và
cấu trúc chung cho các bài nói. Mỗi bài nói đề cập đến những vấn đề riêng
của nó.
3. Người nói nên đề cập hết mọi khía cạnh của vấn đề đang được nhắc
đến và không nên nhắc lại vấn đề đó một lần nữa. Bài nói về Philadenphia
đã từng đoạt giải là một minh họa rõ nét cho ý kiến trên. Không nên nhảy từ
vấn đề này sang vấn đề khác sau đó lại quay trở lại vấn đề ban đầu như chú
dơi bay loạng quạng trong buổi chiều tà.
4. Giáo sư Conwell thường xây dựng các bài nói của mình dựa trên dàn ý
sau:
a. Hãy nêu dẫn chứng.
b. Biện luận cho dẫn chứng đó.
c. Yêu cầu hành động.
5. Bạn có thể thấy dàn ý sau khá hữu dụng:
a. Chỉ ra điều gì đó là sai.
b. Chỉ ra cách sửa chữa điều đó.
c. Yêu cầu sự hợp tác.
6. Hoặc với một cách khác:
a. Bảo đảm sự chú ý đầy thích thú.
b. Giành được sự tự tin.
c. Nêu các dẫn chứng của bạn; nói cho mọi người hiểu sự đúng đắn của ý
kiến đề xuất của bạn.
d. Gián tiếp gợi ý các lý do khiến mọi người hành động.
7. “Người diễn thuyết phải làm chủ được chủ đề anh ta đang nói”,
Thượng nghị sỹ Albert J. Beveridge đã từng nói, “Điều đó có nghĩa là mọi