NGHỆ THUẬT NÓI TRƯỚC CÔNG CHÚNG - Trang 67

CHƯƠNG IV

CẢI THIỆN TRÍ NHỚ

Giáo sư tâm lý học nổi tiếng Carl Seashore đã từng nói: “Một người bình

thường thường không sử dụng quá 10% khả năng ghi nhớ bẩm sinh của
mình. Anh ta thường lãng phí 90% khả năng ấy bằng cách vi phạm những
luật lệ tự nhiên của việc nhớ”.

Bạn có phải là một trong số những người bình thường đó? Nếu như vậy,

bạn đang phải chiến đấu với sự hạn chế cả về mặt xã hội và về mặt thương
mại; cuối cùng, bạn sẽ bị thu hút và sẽ đạt được điều gì đó từ việc đọc đi
đọc lại chương này. Trong chương này sẽ miêu tả và giải thích những luật lệ
tự nhiên của việc nhớ và chỉ ra cách sử dụng những luật lệ đó trong công
việc kinh doanh và các đối thoại xã hội cũng như trong việc diễn thuyết
trước đám đông.

Những “luật lệ tự nhiên của việc nhớ” này rất đơn giản. Chi có ba luật lệ.

Tất cả những thứ được gọi là “hệ thống ghi nhớ” đều được xây dựng dựa
trên ba luật lệ này. Nói một cách ngắn gọn, đó là Sự ấn tượng, Sự tái diễn
và Sự liên kết.

Nhiệm vụ thứ nhất của việc ghi nhớ là: “Có một ấn tượng thật sâu sắc, rõ

ràng và lâu dài về điều mà bạn muốn nhớ được, Theodore Roosevelt có một
trí nhớ tuyệt vời khiến bất cứ ai từng gặp ông đều cảm thấy rất ấn tượng, và
không ít những khả năng của ông có được là nhờ điều này. Ông đã từng rất
kiên trì tự tập luyện để tập trung ngay cả trong những điều kiện khó khăn
nhất. Năm 1912, khi diễn ra Hội nghị Bull Mouse ở Chicago, ông đang làm
việc trong Quốc hội. Một đám đông tập trung ở ngay phía dưới, gào thét,
giơ cao các khẩu hiệu, “Chúng tôi muốn Teddy! Chúng tôi muốn Teddy”.
Những tiếng hò hét, tiếng nhạc ầm ầm, các chính khách thì đi qua đi lại, hội
nghị, hoạt động tham vấn..., tất cả sự ồn ào đó rất dễ khiến người ta mất tập
trung. Nhưng Roosevelt vẫn ngồi nguyên trên chiếc ghế bành trong phòng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.