Những loại tái diễn có ích
Nhưng việc đọc hết một cuốn sách một cách mù quáng và máy móc bằng
việc học vẹt là không đủ. Một sự tái diễn thông minh là sự tái diễn với các
đặc điểm được sắp xếp hoàn hảo trong đầu óc - đây chính là những gì
chúng ta phải làm được. Ví dụ, Giáo sư Ebbinghaus đã đưa cho các sinh
viên của mình một danh sách dài các âm tiết vô nghĩa cần ghi nhớ, ví dụ
như “deyux”, “qoli”... Ông nhận thấy rằng các sinh viên ghi nhớ được nhiều
các âm tiết này đã nhắc đi nhắc lại những ba mươi tám lần trong vòng ba
ngày, tức là họ đã thực hiện được sáu mươi tám lần nhắc lại trong mỗi lần...
Các thử nghiệm tâm lý khác cũng cho những kết quả tương tự.
Đây là một khám phá quan trọng về sự hoạt động của trí nhớ chúng ta.
Nó có nghĩa là bây giờ chúng ta có thể biết những người thường ngồi và
nhắc đi nhắc lại điều gì đó cho đến khi nhớ được điều đó đã tiêu tốn gấp đôi
thời gian và công sức cần thiết để đạt được kết quả giống như vậy so với
những người có những khoảng dừng khôn ngoan giữa những lần nhắc đi
nhắc lại.
Nét đặc biệt này của đầu óc - chúng ta cứ tạm gọi như vậy - có thể được
giải thích bởi hai yếu tố sau:
Thứ nhất, trong khoảng nghỉ giữa những lần nhắc đi nhắc lại, tiềm thức
của chúng ta đang bận với việc tạo ra sự liên tưởng an toàn hơn. Như Giáo
sư James đã từng nói: “Chúng ta học bơi vào mùa đông và tập trượt tuyết
vào mùa hè”.
Thứ hai, đầu óc của chúng ta, quay trở lại nhiệm vụ vào những lúc nghỉ,
không bị mệt mỏi bởi sự căng thăng do việc chuyên tâm liên tục gây ra.
Ngài Richard Burton, người đã dịch cuốn “Đêm Ả Rập” có thể nói hai
mươi bảy ngôn ngữ khác nhau như người bản xứ, nhưng chính ông cũng
phải thừa nhận rằng ông không bao giờ học hay luyện tập một ngôn ngữ
quá mười lăm phút một lúc bởi theo ông, lúc đó não của chúng ta không
còn sự khoẻ khoắn và sảng khoái nữa”.