- Sau khi ghi nhớ được điều gì, chúng ta thường sẽ quên ngay chỉ sau tám
giờ đồng hồ. Vì vậy ngay trước khi trình bày bài nói của mình, bạn hãy xem
lại từ đầu đến cuối một lần nữa.
5. Luật lệ thứ ba của ghi nhớ là việc liên tưởng. Cách duy nhất để ghi nhớ
tất cả mọi thứ là liên hệ chúng với một vài sự kiện khác. Giáo sư James đã
nói: “Bất cứ điều gì xuất hiện trong đầu đều phải được giới thiệu; và khi đã
được giới thiệu, nó sẽ có liên hệ với điều gì đó đã tồn tại từ trước... Người
nào nghĩ nhiều về những điều mình đã biết và đan kết chúng trong mối
quan hệ tổng hợp nhất, người đó sẽ có trí nhớ tốt nhất.”
6. Khi bạn muốn liên hệ một điều gì đó với các điều khác đã sẵn có trong
đầu, hãy nghĩ kỹ về điều đó xét trên tất cả các khía cạnh. Tự đặt ra những
câu hỏi đại loại như “Tại sao nó lại như vậy? Nó diễn ra như thế nào? Nó
diễn ra khi nào? Nó diễn ra ở đâu? Ai đã nói như vậy?”.
7. Để nhớ tên một người lạ, hãy hỏi những câu hỏi về tên của họ, ví dụ
như cách đánh vần... Hãy quan sát kỹ vẻ bề ngoài của người đó. Cố gắng
liên hệ giữa tên và gương mặt của anh ta. Tìm hiểu về nghề nghiệp của anh
ta và cố sáng tạo ra một câu vô nghĩa nào đó để liên hệ tên và nghề nghiệp
của anh ta với nhau.
8. Để nhớ ngày tháng, hãy liên hệ chúng với những ngày quan trọng đã
có sẵn trong đầu bạn. Ví dụ, năm kỷ niệm ba trăm năm ngày sinh của
Shakespear là trong giai đoạn nội chiến.
9. Để nhớ những ý trong bài nói của mình, hãy sắp xếp chúng theo một
thứ tự lôgíc mà điều này dẫn đến điều kia một cách tự nhiên. Thêm vào đó,
bạn có thể nghĩ ra một câu vô nghĩa nào đó ghép các ý đó lại với nhau.
10. Trong trường hợp bạn không đề phòng trước, nếu đột nhiên bạn quên
những gì bạn định nói, bạn có thể tự cứu bản thân thoát khỏi sự thất bại
hoàn toàn bằng cách sử dụng từ cuối cùng trong câu cuối cùng bạn vừa nói
để bắt đầu một câu mới. Điều này có thể cứ kéo dài mãi cho đến khi bạn
nghĩ ra ý tiếp theo.