NGHỆ THUẬT TINH TẾ CỦA VIỆC ĐẾCH THÈM QUAN TÂM - Trang 199

Tác giả Tim Ferriss

[75]

có kể một câu chuyện mà anh từng nghe

được về một nhà văn nọ đã viết tới bảy mươi cuốn tiểu thuyết. Khi ai
đó hỏi nhà văn về việc làm sao mà ông ấy có thể viết một cách bền bỉ
và luôn ở trong trạng thái có cảm hứng và động lực như thế. Ông ấy
trả lời, “Hai trăm từ dở ẹc mỗi ngày, thế thôi.” Ý tưởng ở đây là nếu
như ông ấy tự ép mình viết mỗi ngày hai trăm từ dở tệ, thì sớm hay
muộn hành động viết lách này sẽ mang lại cho ông cảm hứng; và
trước khi mà ông kịp nhận ra, ông đã có tới hàng nghìn từ trên trang
giấy rồi.

Nếu như ta tuân theo nguyên lý “làm một điều gì đó,” thì sai lầm

không còn quan trọng nữa. Khi mà tiêu chuẩn của sự thành công trở
thành hành động đơn thuần — khi mà bất kỳ một kết quả nào đều
được xem như là một sự tiến bộ và trọng yếu, khi mà cảm hứng được
nhìn nhận như là một phần thưởng thay vì điều kiện tiên quyết —
chúng ta thúc đẩy bản thân mình tiến về phía trước. Chúng ta sẽ
không thấy sợ hãi trước việc mắc phải sai lầm, và những thất bại ấy sẽ
đưa ta tiến về phía trước.

Nguyên lý “làm một điều gì đó” không chỉ giúp cho ta chiến thắng

được sự trì hoãn, mà nó còn là quá trình giúp ta chấp nhận những giá
trị mới. Nếu như bạn đang bơi giữa cơn bão c*t và mọi thứ đều xem
chừng vô nghĩa — nếu như mọi phương thức mà bạn từng sử dụng
để đánh giá bản thân đều không hiệu quả và bạn không biết cần phải
làm gì tiếp theo, nếu như bạn biết rằng bạn đã làm tổn thương bản
thân khi cứ mải miết chạy theo một giấc mơ sai lầm, hay nếu như bạn
biết rằng còn có những thước đo khác tốt đẹp hơn mà bạn nên sử
dụng để đánh giá bản thân nhưng bạn không biết đó là gì — thì câu
trả lời chỉ có một:

Hãy làm một điều gì đó.
Cái “điều gì đó” này có thể là hành động nhỏ nhất hướng tới một

điều gì đó khác. Nó có thể là bất cứ điều gì.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.