NGHỆ THUẬT TINH TẾ CỦA VIỆC ĐẾCH THÈM QUAN TÂM - Trang 197

Trong suốt quãng thời gian đầu tự làm chủ ấy, khi mà tôi vật vã

từng ngày, hoàn toàn chẳng có lấy một chút manh mối nào về việc
cần phải làm gì và khiếp sợ trước những kết quả (hoặc không có được
nó), thì lời khuyên của thầy Packwood lại hiện ra trong đầu tôi. Tôi
nghe thấy lời thầy như một câu thần chú:

Đừng chỉ ngồi đó. Hãy làm điều gì đó đi. Câu trả lời sẽ tới.
Trong quá trình áp dụng lời khuyên của thầy Packwood, tôi đã

học được một bài học vô cùng quan trọng về động lực. Tôi phải mất
đến tám năm mới thấm nhuần được cái bài học này, nhưng điều mà
tôi phát hiện ra, sau hàng tháng trời dài đằng đẵng và mệt nhoài với
việc rải bom thư về việc ra mắt sản phẩm mới, những mục cho lời
khuyên hài hước gây cười, những đêm dài khó chịu trên đi-văng nhà
bạn, thấu chi trong tài khoản ngân hàng, và hàng trăm nghìn từ được
viết ra (mà hầu hết trong số chúng đều không có người đọc), có lẽ là
điều quan trọng nhất mà tôi học được trong đời mình:

Hành động không chỉ là hệ quả của động cơ; mà nó còn là nguyên

nhân nữa.

Hầu hết chúng ta chỉ cam kết hành động nếu như chúng ta cảm

thấy sự thúc đẩy ở một mức độ nhất định. Và ta chỉ thấy có động cơ
khi mà ta cảm thấy đủ xúc động về việc được truyền cảm hứng. Ta
giả định rằng những bước này xảy ra theo một dạng dây chuyền phản
ứng, như thế này:

Cảm xúc truyền cảm hứng → Động lực → Hành động mong muốn
Nếu như bạn muốn thực hiện một điều gì đó mà không cảm thấy

có động cơ hay cảm hứng, thì bạn kết luận rằng bạn chỉ lên cơn hâm
mà thôi. Bạn chẳng thể làm gì về điều này. Cho tới khi một sự kiện
quan trọng trong đời đầy xúc động diễn ra thì bạn mới có thể tập hợp
đủ động lực để thực sự lê cái thân bạn ra khỏi chiếc đi-văng và làm
điều gì đó.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.