NGHỆ THUẬT TINH TẾ CỦA VIỆC ĐẾCH THÈM QUAN TÂM - Trang 98

2. Thành công về mặt vật chất. Nhiều người đánh giá sự hữu dụng của

bản thân dựa vào việc họ kiếm được bao nhiêu tiền hay họ lái loại ô tô
gì hoặc liệu cỏ trong vườn nhà họ có xanh tươi hơn so với của nhà hàng
xóm hay không.

Nghiên cứu cho thấy khi một người đã có thể tự cung cấp cho

mình những nhu cầu vật chất cơ bản (thức ăn, chốn ngủ, và những
thứ tương tự như vậy), sự tương quan giữa hạnh phúc và thành công
nhanh chóng tiến tới con số không. Cho nên nếu như bạn đang chịu
đói và sống trên đường phố ngay giữa lòng đất nước Ấn Độ, việc có
thêm mười ngàn đô la một năm sẽ tác động rất lớn tới hạnh phúc của
bạn. Nhưng nếu như bạn đang chiễm chệ trong thế giới trung lưu của
một đất nước phát triển, thì dù có thêm mười ngàn đô đi chăng nữa
cũng chẳng ảnh hưởng gì cho lắm – có nghĩa là bạn sống chết làm
thêm giờ và hi sinh những ngày nghỉ cuối tuần chẳng vì cái gì hết cả.

Một vấn đề khác nữa đối với việc đánh giá quá cao những thành

công về mặt vật chất là sự nguy hiểm khi ưu tiên nó trên những giá trị
khác, chẳng hạn như sự chân thành, không bạo lực, và lòng trắc ẩn.
Khi mọi người đánh giá bản thân họ không phải qua các hành vi của
mình, mà dựa vào địa vị xã hội mà họ có thể đạt được, thì họ không
chỉ có nông cạn thôi đâu, họ có thể còn là kẻ khốn nạn nữa.

3. Lúc nào cũng đúng. Bộ não của ta là những cỗ máy không hiệu quả.

Chúng ta thường đưa ra những giả định nghèo nàn, đánh giá sai các khả
năng, nhớ nhầm các sự kiện, tin tưởng vào những định kiến mang tính
tiềm thức, và ra quyết định dựa trên những cảm xúc bộc phát. Là con
người, chúng ta thường rất hay sai lầm, cho nên nếu như thước đo của
bạn về thành công trong cuộc sống là luôn đúng đắn – ô rằng thì là bạn
sẽ khá vất đấy trong việc cố gắng hợp lý hóa tất cả những thứ vớ vẩn
quanh mình.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.