NGHỆ THUẬT TƯ DUY RÀNH MẠCH - Trang 144

44

VÌ SAO BẠN LÀ NGƯỜI ĐƯA RA GIẢI PHÁP - HOẶC MANG LẠI
KHÓ KHĂN
Thành kiến loại bỏ

B

ạn đang đứng trên một núi băng với hai người leo núi khác. Người đầu

tiên bị trượt và ngã vào một rãnh băng nứt. Anh ta có thể sẽ sống sót nếu
như bạn kêu cứu, nhưng bạn không làm vậy, và anh ta chết. Với người thứ
hai, bạn chủ động đẩy anh ta vào khe núi, và chẳng bao lâu sau anh ta chết.
Người nào sẽ khiến lương tâm bạn day dứt hơn?

Nếu sáng suốt xem xét các tình huống, hiển nhiên là cả hai đều đáng bị

lên án như nhau, vì chúng dẫn đến cái chết của các bạn đồng hành. Thế
nhưng điều gì đó khiến ta xếp hạng tình huống thứ nhất, tình huống bị động,
là đỡ kinh khủng hơn. Cảm giác này được gọi là thành kiến loại bỏ. Nó xảy
đến khi cả việc hành động lẫn không hành động đều dẫn đến những hậu quả
tàn khốc. Trong những trường hợp như thế, chúng ta có xu hướng không
hành động hơn; các hệ quả của nó dường như làm ta ít đau đớn hơn.

Giả sử bạn là giám đốc Cục Quản lý Dược phẩm Liên bang. Bạn phải

quyết định có nên phê duyệt một loại thuốc dành cho bệnh nhân giai đoạn
cuối hay không. Những viên thuốc này có các tác dụng phụ chết người:
chúng giết chết 20% số bệnh nhân ngay lập tức, nhưng lại cứu mạng 80%
khác chỉ trong một thời gian ngắn. Bạn sẽ quyết định thế nào?

Hầu hết sẽ từ chối phê duyệt. Đối với họ, việc cho phép lưu hành một loại

thuốc giết chết một phần năm số bệnh nhân là hành động còn tồi tệ hơn việc
không phê chuẩn để cứu sống 80% số bệnh nhân còn lại. Đây là một quyết
định ngớ ngẩn, và là một ví dụ hoàn hảo của thành kiến loại bỏ. Giả sử bạn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.