57
NẾU BẠN KHÔNG CÓ GÌ ĐỂ NÓI, ĐỪNG NÓI GÌ CẢ
Xu hướng ba hoa
K
hi được hỏi tại sao một phần năm dân Mỹ không thể tìm được nước mình
trên bản đồ thế giới, hoa khôi tuổi teen vùng South Carolina, một cô gái mới
tốt nghiệp cấp ba, trả lời như sau trước rất nhiều máy quay: “Cá nhân tôi tin
rằng người Mỹ không thể làm vậy bởi vì một số người Mỹ chúng ta không
có bản đồ, và tôi tin rằng nền giáo dục của chúng ta chẳng hạn như ở Nam
Phi và Iraq mọi nơi kiểu vậy và tôi tin rằng họ nên… nền giáo dục của
chúng ta trên chính đất Mỹ nên giúp nước Mỹ, nên giúp Nam Phi, và nên
giúp Iraq cũng như các nước châu Á, nhờ đó chúng ta sẽ có thể xây dựng
được tương lai của chúng ta.” Đoạn phim này đã được lan truyền chóng mặt.
Có thể bạn đồng ý đó đúng là thảm họa, nhưng lại chẳng rỗi hơi ngồi
nghe những cô hoa hậu nói chuyện mà làm gì. Được thôi, vậy còn câu sau
đây thì sao? “Chắc chắn một điều là sự chuyển giao phản xạ ngày càng gia
tăng của các truyền thống văn hóa không nhất thiết phải gắn với lý do coi
chủ đề là trung tâm và ý thức lịch sử định hướng tương lai. Trong chừng
mực mà chúng ta nhận thức được về sự cấu thành nên tự do mang tính liên
kết chủ thể, ảo tưởng về sự tự quản chiếm hữu-cá nhân chủ nghĩa như là
quyền sở hữu bản thân phân rã.” Có ai hiểu không nhỉ? Triết gia kiêm nhà
xã hội học hàng đầu người Đức Jurgen Habermas đã viết như thế trong cuốn
Giữa sự kiện và quy phạm.
Cả hai ví dụ trên chỉ ra cùng một hiện tượng, đó là xu hướng ba hoa. Ở
đây, sự nhiều lời được sử dụng để che đậy sự ngại khó trong tư duy, sự ngu
ngốc, hoặc những ý tưởng không được phát triển đến nơi đến chốn. Đôi khi