con sau giờ đóng cửa. Nhân viên tại đây không có lựa chọn nào ngoài chờ
đợi. Họ không thể nào cho lũ trẻ chưa có bố mẹ đón lên taxi hoặc bỏ chúng
bên lề đường. Để hạn chế các bậc cha mẹ chậm trễ, nhiều nhà trẻ áp dụng
thu phí đối với người đến đón con muộn, nhưng nghiên cứu cho thấy sự
chậm trễ hóa ra lại tăng lên. Hiển nhiên, họ có thể áp dụng một mức phạt
nặng là 500 đô la chẳng hạn cho mỗi giờ - như cách họ đã có thể đề nghị trả
một triệu đô la cho mỗi công dân của ngôi làng Thụy Sĩ nhỏ bé. Thế nhưng
điều đó không quan trọng. Điều quan trọng là: khuyến khích dưới dạng tiền
bạc - kể cả ở mức thấp đến thế nào - đánh bật những loại hình khuyến khích
khác.
Ba câu chuyện trên cho thấy một điều: tiền không phải lúc nào cũng mang
lại động lực. Thực tế trong nhiều trường hợp, nó lại phản tác dụng. Khi
người bạn tôi trả công cho tôi đồng 50 đô la, anh ấy đã hạ thấp việc làm tốt
của tôi - và đồng thời để lại tì vết trong tình bạn của chúng tôi. Đề nghị bồi
thường cho việc chôn lấp chất thải hạt nhân được xem như một dạng hối lộ
và coi rẻ tinh thần cộng đồng cũng như lòng yêu nước. Mức phí đón con
muộn của các cô trông trẻ biến trách nhiệm của các bậc cha mẹ vốn dĩ mang
ý nghĩa tình người lại trở thành vấn đề tiền bạc, tự nhiên lại hợp pháp hóa sự
chậm trễ của họ.
Khoa học đã đặt tên cho hiện tượng này là: phá hủy động lực. Khi người
ta làm điều gì đó với ý tốt, không phải vì tiền bạc mà chỉ vì lòng tốt của
chính họ, đại loại như vậy - thì sự trả công lại làm tổn thương họ. Phần
thưởng tài chính xói mòn bất cứ động lực nào khác.
Giả sử bạn điều hành một tổ chức phi lợi nhuận. Theo logic thì tiền công
mà bạn trả khá là khiêm tốn. Tuy nhiên, các nhân viên của bạn vẫn tràn đầy
nhiệt huyết bởi họ tin rằng họ đang làm nên sự khác biệt. Nếu bỗng nhiên
bạn áp dụng một chế độ thưởng công - giả dụ như một khoản tăng lương nhỏ
cho mỗi khoản tiền hiến tặng tổ chức nhận được - thì hiệu ứng phá hủy động
lực sẽ bắt đầu phát tác. Các thành viên trong tổ chức của bạn sẽ bắt đầu bỏ
bê những công việc không đem lại thêm tiền thưởng. Sự sáng tạo, uy tín
doanh nghiệp, sự chuyển giao kiến thức không còn ý nghĩa gì nữa. Chẳng