thuyết của ông là tự truyện?” Thường tôi chỉ muốn gầm lên rằng: “Chết tiệt!
Tôi không phải là vấn đề ở đây. Vấn đề chính là cuốn sách, là những gì được
viết, là ngôn ngữ, là tính thuyết phục của câu chuyện!” Nhưng rủi thay, tôi
được nuôi dạy để hiếm khi cho phép mình bùng nổ như vậy.
Chúng ta cũng không nên phán xét những người mắc vào cái bẫy quy kết
cơ bản quá gay gắt. Việc chúng ta bận tâm về những người khác bắt nguồn
từ quá khứ tiến hóa của chúng ta: thuộc về một nhóm nào đó là điều cần
thiết để sống còn. Sinh đẻ, tự vệ và săn bắn các loài động vật to lớn là những
hoạt động mà chỉ riêng một cá nhân thì không thể thực hiện được. Bị bỏ rơi
cầm bằng chết, và những người chọn cuộc sống đơn độc - vốn dĩ chắc chắn
không có nhiều - cũng không có cuộc sống khá hơn thế và biến mất khỏi
nguồn gen. Nói gọn lại thì cuộc sống của chúng ta từng phụ thuộc và xoay
quanh những người khác, và điều này giải thích vì sao ngày nay chúng ta lại
quá ám ảnh với những người xung quanh như vậy. Hệ quả của sự mê đắm
này chính là việc chúng ta dành 90% thời gian nghĩ về người khác và chỉ
dành 10% còn lại để đánh giá những bối cảnh và yếu tố khác.
Kết luận: Dù chúng ta có bị mê hoặc bởi vở kịch cuộc đời, thì những diễn
viên trên sân khấu cũng không phải là những cá nhân hoàn hảo, có thể tự
chủ. Thay vào đó, họ rơi vào hết tình huống này đến tình huống khác. Nếu
bạn muốn hiểu vở kịch đang diễn ra - thực sự hiểu thấu nó - thì hãy quên
những người biểu diễn đi. Hãy chú ý thật kỹ vào những yếu tố đang điều
khiển những nghệ sĩ ấy.