năm qua sẽ phục vụ chúng ta thêm nửa thế kỷ nữa. Và lại giả sử công nghệ
trong thời gian gần đây không còn thịnh hành trong vòng vài năm nữa. Tại
sao vậy? Hãy nghĩ về những phát minh như về các giống loài vậy: thứ gì đã
trụ được qua nhiều thế kỷ đổi mới hẳn sẽ tiếp tục trụ lại trong tương lai.
Công nghệ cũ đã chứng tỏ được điều này; nó sở hữu tính logic cố hữu ngay
cả khi không phải lúc nào chúng ta cũng hiểu nó. Nếu một điều gì đó đã trụ
vững qua nhiều thời đại, thì nó hẳn là có giá trị. Hãy ghi nhớ điều này vào
lần bạn tham dự một cuộc họp bàn về chiến lược sắp tới. Năm mươi năm
trong tương lai sẽ còn nhiều điểm tương đồng với ngày hôm nay. Dĩ nhiên,
bạn sẽ còn chứng kiến sự ra đời của nhiều dụng cụ hào nhoáng và máy móc
thần kỳ. Nhưng hầu hết đều có tuổi thọ ngắn.
Khi nghĩ về tương lai, chúng ta chú trọng quá nhiều đến những phát minh
kiểu vị-ngon-trong-tháng và những “ứng dụng siêu phàm”, mà lại không
đánh giá đúng mức vai trò của công nghệ truyền thống. Trong thập niên
1960, du hành vũ trụ đang là mốt, và chúng ta tưởng tượng mình sẽ được
tham quan sao Hỏa. Thập niên 1970 là thời kỳ của nhựa, thế là chúng ta mơ
mộng xem mình sẽ bài trí căn nhà trong suốt của mình như nào. Taleb,
người sử dụng những ví dụ về công nghệ cũ và mới nói trên, đã đưa ra thuật
ngữ về hiện tượng này: chứng cuồng cái mới, tức sự mê cuồng những thứ
mới mẻ và bóng bẩy.
Antifragile.