80
SỰ KHÁC NHAU GIỮA RỦI RO VÀ SỰ KHÔNG CHẮC CHẮN
Nỗi ác cảm đối với sự mơ hồ
C
ó hai cái hộp. Hộp A chứa 100 quả bóng: 50 quả đỏ và 50 quả đen. Hộp
B cũng chứa 100 quả, nhưng bạn không biết có bao nhiêu quả đỏ và bao
nhiêu quả đen. Nếu bạn không nhìn mà thò tay vào một trong hai chiếc hộp
và lấy ra một quả đỏ, bạn sẽ giành được 100 đô la. Bạn sẽ chọn hộp nào? Số
đông sẽ chọn hộp A.
Giờ hãy chơi lại, vẫn sử dụng hai cái hộp kể trên. Lần này, bạn sẽ thắng
100 đô la nếu lấy ra được một quả bóng đen. Giờ bạn sẽ chọn hộp nào? Khả
năng cao là bạn sẽ lại chọn hộp A một lần nữa. Nhưng như vậy là không
đúng logic! Lần đầu tiên, bạn tiên liệu là hộp B chứa ít bóng đỏ hơn (và
nhiều bóng đen hơn), vì thế, theo lý trí, lần này bạn sẽ phải chọn hộp B mới
phải!
Đừng lo! Bạn không phải là người duy nhất mắc lỗi này - ngược lại thì
đúng hơn. Kết quả này được biết đến với tên gọi “nghịch lý Ellsberg” - theo
tên của Daniel Ellsberg, một nhà tâm lý học từng làm việc ở Harvard. (Có
thể bạn chưa biết, ông này đã tiết lộ những tài liệu tuyệt mật của Lầu Năm
Góc với cánh báo chí, dẫn đến thất bại của tổng thống Nixon.) “Nghịch lý
Ellsberg” cung cấp bằng chứng thực nghiệm chứng minh rằng chúng ta thiên
vị những khả năng đã biết (hộp A) hơn là những khả năng chưa biết (hộp B).
Do đó chúng ta lại bàn đến chủ đề về rủi ro và sự không chắc chắn (hay là
sự mơ hồ) và sự khác biệt giữa chúng. Rủi ro có nghĩa là ta đã biết được các
khả năng. Không chắc chắn nghĩa là ta không biết được các khả năng xảy ra.
Căn cứ vào mức độ rủi ro, bạn có thể lựa chọn đánh cược hay không. Thế