91
VÌ SAO BẠN ÔM ĐỒM QUÁ NHIỀU
Ảo tưởng kế hoạch
M
ỗi sáng, bạn soạn ra một danh sách những điều cần làm. Liệu đến cuối
ngày bạn có hay hoàn thành mọi thứ không? Luôn luôn? Ngày có ngày
không? Hay là mỗi tuần một lần? Nếu bạn giống như hầu hết mọi người, bạn
sẽ đạt được thành tích hiếm hoi này mỗi tháng một lần. Nói cách khác, bạn
ôm đồm quá nhiều việc. Hơn thế nữa: các kế hoạch của bạn tham vọng đến
ngớ ngẩn. Nếu như bạn là một kẻ mới bắt đầu học lập kế hoạch thì điều này
còn có thể châm chước. Thế nhưng bạn đã soạn các danh sách những việc
cần-làm suốt nhiều năm, có khi còn nhiều thập kỷ. Vì thế, bạn biết tường tận
những khả năng của mình và khó có chuyện ngày nào bạn cũng đánh giá
chúng quá mức. Chuyện này không thể đùa được: trong những lĩnh vực
khác, bạn vẫn rút ra bài học từ kinh nghiệm. Vậy thì tại sao trong việc lên kế
hoạch lại không hề có bài học nào được rút ra? Mặc dù bạn nhận ra rằng hầu
hết những nỗ lực làm việc trước đây của mình là quá khả quan, bạn vẫn một
mực tin rằng, hôm nay, khối lượng công việc tương tự - hoặc nhiều hơn - là
hoàn toàn có thể kham nổi. Daniel Kahneman gọi hiện tượng này là ảo
tưởng kế hoạch.
Trong những học kỳ cuối, thường thì các sinh viên phải viết luận văn. Nhà
tâm lý học người Canada Roger Buehler và đội nghiên cứu của ông đã yêu
cầu các sinh viên năm cuối của họ như sau: các sinh viên phải nêu cụ thể hai
ngày nộp bài: đầu tiên là thời hạn “thực tế” và thứ hai là ngày của “kịch bản
tệ nhất”. Kết quả ra sao? Chỉ 30% số sinh viên đạt được thời hạn thực tế.