93
NHIỆM VỤ ĐÃ HOÀN THÀNH
Hội chứng Zeigarnik
B
erlin năm 1927: một nhóm sinh viên và giáo sư đại học bước vào một nhà
hàng. Người bồi bàn nghe từng người gọi món, bao gồm các yêu cầu đặc
biệt, nhưng không hề ghi chép lại. Không hay rồi, họ nghĩ. Thế nhưng
không bao lâu sau, tất cả mọi người đều nhận được chính xác những gì họ
đã gọi. Sau bữa tối, ở ngoài phố, cô sinh viên người Nga Bluma Zeigarnik
nhận ra mình đã để quên khăn quàng trong nhà hàng. Cô quay lại, tìm thấy
chàng bồi bàn có trí nhớ khó tin kia, và hỏi liệu anh ta có trông thấy chiếc
khăn hay không. Anh ta nhìn cô vô cảm. Anh ta không biết cô là ai và cô đã
ngồi ở đâu. “Làm sao anh có thể quên được cơ chứ?” cô giận dỗi hỏi. “Nhất
là với trí nhớ siêu phàm như thế!” Chàng bồi bàn trả lời giọng bực bội: “Tôi
ghi nhớ mọi yêu cầu trong đầu cho đến khi đồ ăn được phục vụ.”
Zeigarnik và thầy hướng dẫn Kurt Lewin bèn nghiên cứu hành vi kỳ lạ
này và phát hiện ra tất cả mọi người đều làm việc phần nào đó giống như
người bồi bàn. Chúng ta hiếm khi quên những nhiệm vụ chưa hoàn thành;
chúng bám dai dẳng trong tâm trí chúng ta giống như cách bọn trẻ con giật
gấu áo chúng ta cho đến khi nhận được sự chú ý. Tuy nhiên, ngay khi chúng
ta vừa hoàn thành một nhiệm vụ và gạch khỏi danh sách việc cần làm, thì nó
liền bị xóa khỏi bộ nhớ.
Tên của nhà nghiên cứu trên đã được sử dụng để gọi hiện tượng này: các
nhà khoa học hiện nay gọi nó là hiệu ứng Zeigarnik. Tuy nhiên, trong quá
trình nghiên cứu, cô phát hiện ra một vài điểm khó hiểu: một số người vẫn
có thể suy nghĩ nhạy bén và sáng suốt dù cho họ đang làm cùng lúc hàng