13
NGAY CẢ NHỮNG CÂU CHUYỆN CÓ THẬT CŨNG CHỈ LÀ CỔ
TÍCH
Thành kiến truyện kể
C
uộc sống là một mớ bòng bong, phức tạp như nút thắt Gordias
vậy. Hãy
tưởng tượng có một người sao Hỏa vô hình quyết định đi theo quanh quẩn
bên bạn với một cuốn sổ cũng vô hình, ghi chép lại mọi việc bạn làm, nghĩ,
và cả giấc mơ của bạn. Bản báo cáo dài dằng dặc về cuộc sống của bạn sẽ
bao gồm những thứ như “uống cà phê, hai cục đường”, “giẫm phải một cái
đinh ghim và chửi thề một tràng”, “mơ thấy tôi hôn người hàng xóm”, “đặt
vé đi nghỉ dưỡng ở Maldives, giờ thì gần cháy túi”, “thấy lông thòi ra khỏi
lỗ tai, rứt đi ngay”, và đại loại như vậy. Chúng ta vốn thích đan cài một đống
chi tiết lộn xộn vào với nhau để tạo ra một câu chuyện gọn ghẽ. Chúng ta
muốn cuộc sống của mình đi vào khuôn khổ để dễ dàng làm theo. Nhiều
người gọi nguyên tắc chỉ dẫn này là “ý nghĩa cuộc sống”. Nếu như câu
chuyện của chúng ta cứ thế tiếp diễn đều đặn sau nhiều năm, chúng ta sẽ gọi
đó là “bản sắc”. Giống như Max Frisch, một tiểu thuyết gia nổi tiếng người
Thụy Sĩ từng nói: “Ta ướm mình vào những câu chuyện giống như ta thử
đồ.”
Một khái niệm trong truyền thuyết cổ thường được dùng làm ẩn dụ cho một vấn đề rắc rối, giống
như gót chân Achilles.