NGHỆ THUẬT TƯ DUY RÀNH MẠCH - Trang 57

16

ĐỪNG QUÁ TIN VÀO PHÁT THANH VIÊN
Kiến thức tài xế

S

au khi nhận giải Nobel vật lý năm 1918, Max Planck đi công tác vòng

quanh nước Đức. Ở bất cứ nơi đâu ông được mời, ông đều trình bày cùng
một bài giảng về thuyết cơ học lượng tử mới. Dần dà, tài xế của ông đã học
thuộc lòng cả bài giảng ấy: “Cứ phải trình bày mãi một bài phát biểu chắc là
chán lắm nhỉ, thưa giáo sư Planck. Hay là đến Munich tôi trình bày hộ ông
nhé? Ông có thể ngồi ở hàng ghế đầu tiên và đội chiếc mũ tài xế của tôi.
Như vậy cả hai ta đều có dịp được trải nghiệm.” Planck thích ý tưởng đó,
nên buổi chiều hôm ấy chàng tài xế được dịp trình bày một bài giảng thật dài
về cơ học lượng tử trước một nhóm thính giả khả kính. Sau đó, một giáo sư
vật lý đứng lên đặt câu hỏi. Chàng tài xế bèn chống chế: “Tôi chưa từng
nghĩ rằng một người đến từ thành phố phát triển như Munich lại đặt câu hỏi
đơn giản đến vậy! Tài xế của tôi sẽ trả lời câu hỏi này.”

Theo lời Charlie Munger, một trong những nhà đầu tư xuất sắc nhất trên

thế giới (và tôi đã nghe câu chuyện này từ ông), thì có hai dạng kiến thức.
Dạng thứ nhất là kiến thức thật sự. Chúng ta thấy nó ở những người đã bỏ ra
rất nhiều thời gian và công sức để hiểu một đề tài. Dạng thứ hai là kiến thức
tài xế
- những kiến thức mà người ta học chỉ để thuyết trình. Có thể những
người đó có chất giọng tuyệt hay hoặc mái tóc bóng bẩy, nhưng thứ kiến
thức họ trình bày không phải là của chính họ. Họ thốt ra những lời lẽ trơn
tru như thể đang đọc một kịch bản vậy.

Rủi thay, việc phân biệt đâu là kiến thức thực sự và kiến thức tài xế càng

lúc càng trở nên khó khăn. Tuy thế, với các phát thanh viên, điều này thực

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.