thể điều chỉnh khi nào thì các nút bấm được kết nối với cây đèn và khi nào
thì không. Dù cho cây đèn bật lên hay tắt đi một cách ngẫu nhiên, thì các đối
tượng thí nghiệm vẫn tin rằng mình có thể tác động lên cây đèn bằng cách
dùng nút bấm.
Hãy xem xét thêm ví dụ này: một nhà nghiên cứu người Mỹ nghiên cứu
độ nhạy với sự đau đớn do âm thanh gây ra. Để thực hiện, ông ta xếp người
tham gia đứng trong các buồng cách âm và vặn tiếng to dần lên cho đến khi
các đối tượng thí nghiệm ra dấu cho ông dừng lại. Hai buồng A và B giống y
hệt nhau, ngoại trừ một điểm: buồng B có một nút bấm khẩn cấp màu đỏ
trên tường. Nút bấm này được bố trí chỉ để cho có, nhưng nó đem lại cho
những người tham gia cảm giác họ đang kiểm soát được tình hình, giúp họ
chịu đựng được âm thanh ở mức lớn hơn khá nhiều. Nếu như bạn từng đọc
các tác giả như Aleksandr Solzhenitsyn, Primo Levi, hay Viktor Frankl
bạn sẽ không ngạc nhiên trước phát hiện này: chính ý nghĩ rằng người ta có
thể kiểm soát được số phận, dù chỉ một chút xíu, đã khuyến khích những tù
nhân ấy không từ bỏ hy vọng.
Những tác giả này có điểm chung là từng phải ngồi tù trong chiến tranh.