NGHỆ THUẬT TƯ DUY RÀNH MẠCH - Trang 99

29

VÌ SAO “LỰC CÂN BẰNG CỦA VŨ TRỤ” LẠI LÀ NHẢM NHÍ
Ảo tưởng của kẻ chơi bạc

M

ùa hè năm 1913, một chuyện khó tin đã xảy ra ở Monte Carlo. Đám

đông bu quanh một chiếc bàn Roulette không thể tin vào mắt mình. Quả
bóng rơi vào lỗ đen hai mươi lần liên tiếp. Nhiều tay chơi lợi dụng dịp này
và ngay lập tức đặt cược vào lỗ đỏ. Thế nhưng quả bóng vẫn cứ tiếp tục rơi
vào lỗ đen. Lại có thêm người kéo đến và đặt cược vào lỗ đỏ. Thể nào cuối
cùng nó cũng thay đổi! Thế nhưng một lần nữa vẫn là đen - hết lần này tới
lần khác. Chỉ đến lượt quay thứ hai mươi bảy thì quả bóng mới chịu rơi vào
lỗ đỏ. Đến lúc đó thì các tay chơi đã mất hàng triệu đô la tiền cược. Chỉ sau
vài vòng quay, họ đã trắng tay.

IQ trung bình của học sinh ở một thành phố lớn là 100. Để kiểm nghiệm

điều này, bạn làm điều tra ngẫu nhiên năm mươi học sinh. Đứa trẻ đầu tiên
được kiểm tra có IQ là 150. Vậy thì chỉ số IQ trung bình của năm mươi học
sinh sẽ là bao nhiêu? Hầu hết mọi người đoán là 100. Không hiểu sao, họ lại
đinh ninh rằng IQ của những người khác - có thể là một cậu bé kém cỏi có
IQ là 50, hoặc hai học sinh có IQ chỉ là 75 - sẽ làm cân bằng lại mức IQ của
cậu học sinh siêu thông minh kia. Thế nhưng với số người điều tra nhỏ như
vậy, khả năng có các học sinh đó là rất khó xảy ra. Chúng ta phải nghĩ rằng
bốn mươi chín học sinh còn lại sẽ đại diện cho mức trung bình của cả dân
số, do đó mỗi em sẽ có IQ trung bình là 100. Bốn mươi chín lần 100 cộng
với một trường hợp IQ 150 sẽ cho chúng ta số điểm trung bình là 101 trong
mẫu điều tra này.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.