Những tác phẩm thời kì đầu của Cézanne còn chứa đựng một vài yếu tố
chuyển động, nhưng cùng với sự nghiệp ngày càng phát triển của ông, thời
gian trôi chậm dần lại rồi cuối cùng dừng hẳn. Trong loạt tranh về những người
chơi bài của ông, thực hiện trong giai đoạn 1885-1890, những người chơi bài
ngồi im phăng phắc, mọi hành động được giảm đến mức tối thiểu.
Mối quan tâm của Cézanne về cách sắp xếp bố cục đã khiến ông quay đi,
không đếm xỉa đến những hiệu ứng nhất thời và từ năm 1878, ông chỉ còn tập
trung vào tĩnh vật và phong cảnh, là những cái hoàn toàn không có hành động.
Ý nghĩa của tính phi thời gian trong các tác phẩm của Cézanne ở thời kì sau
còn được nhấn mạnh thêm qua việc ông từ bỏ quy ước về ánh sáng chiếu
thẳng. Cách tân này được chứng minh là mang tính dự báo sâu xa, khi sau này
các nhà vật lí đã tiến hành xem xét lại sự hiểu biết của con người về toàn bộ
chủ đề hợp thành không gian, thời gian và ánh sáng.
Là một bộ phận của tư duy theo Euclid được hồi sinh trong thời đại Phục
hưng, các nghệ sĩ khi diễn tả ánh sáng đều thể hiện sự truyền của nó dưới dạng
tia, mảng hoặc chùm, nhưng luôn luôn theo những đường thẳng tắp. Để nhấn
mạnh chân lí hiển nhiên này, các họa sĩ đã triệt để áp dụng quy ước tạo bóng
nghệ thuật. Trong tự nhiên, bóng râm luôn luôn là kết quả của ánh nắng chiếu
xiên. Bằng cách dùng bóng râm, bên cạnh việc tăng thêm chiều sâu, họa sĩ đã
đem đến cho người xem một manh mối thị giác vô cùng quan trọng về thời
gian trong ngày, hay tương tự như vậy, thời điểm trong năm mà bức tranh ấy
miêu tả. Trong nền nghệ thuật của khoảnh khắc đã được đông cứng lại trước
thời của hội họa hiện đại, kể từ khi Piero della Francesca lập ra môn quang học
về tạo bóng trong khuôn khổ các quy tắc của phép phối cảnh, quy ước này
quan trọng đối với việc “đọc” bức tranh đến nỗi đã không hề có họa sĩ nào đặt
vấn đề nghi ngờ liệu có thể còn có cách nào khác nữa hay không. Ngoại trừ
một vài bức họa theo trường phái vẽ như thật ra, thì quy ước này không hề bị
vi phạm - các bóng râm bao giờ cũng đổ ngược với phía nguồn sáng.
Ánh sáng trong tác phẩm thời kì sau của Cézanne càng ngày càng tản mác
bởi vì nguồn sáng và hướng chiếu sáng càng ngày càng không rõ ràng. Trong
các bức họa về đỉnh núi Sainte Victoire ở tỉnh Provence (1888-1904) (Hình
8.9) ánh sáng đã chảy tràn lênh láng, hơn là chiếu rọi qua bức tranh. Trong
nhiều tác phẩm khác của Cézanne, ánh sáng thẳng đã trở nên tản mát đến mức